Về Điều kiện kinh tế-Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 52)

2.1 Điều kiện về tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Phú Bình

2.1.2 Về Điều kiện kinh tế-Xã hội

2.1.2.1 Khái quát phát triển kinh tế

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến năm 2017, cả nước nói chung và huyện Phú Bình nói riêng đứng trước những thời cơ, thuận lợi đó là kế thừa những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau 30 năm đổi mới; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định; hệ thống pháp luật tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện; huyện được

tỉnh Thái Nguyên quy hoạch Khu công nghiệp phía nam của Tỉnh (khu công nghiệp Điềm Thụy với gần 350 ha, thu hút các nhà máy vệ tinh của Sam Sung) đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến năm 2017 cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, đó là năm 2011còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Nước ta đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, nên cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến đời sống kinh tế, xã hội đặc biệt năm 2011. Tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa sản phẩm nông nghiệp không ổn định đã gây thêm khó khăn cho sản xuất và đời sống của LĐNT.

Với sự nỗ lực phấn đấu, phát huy tối đa các tiềm năng và cơ hội, đồng thời khắc phục những khó khăn thách thức, kinh tế - xã hội của huyện đã có những bước phát triển mới, kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Theo Báo cáo thống kê kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình năm 2011-2016, kết quả phát triển kinh tế như sau:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của huyện bình quân 5 năm 2011 - 2016 đạt 15,7%, trong đó:

- Khu vực công nghiệp tăng 54% - Khu vực xây dựng tăng 16,8% - Khu vực dịch vụ tăng 18,5%.

- Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 4,5 %.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2017 tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 50,4%; khu vực dịch vụ đạt 30,2%; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản còn 19,4%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2017 đạt 46 triệu đồng/người/năm.

+ Ngành công nghiệp - xây dựng: Có sự chuyển dịch đúng hướng, tốc độ chuyển dịch nhanh, năm 2011 là 37,25%, năm 2017 là 50,4%. Trong nội ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp may mặc và điện tử tăng, công nghiệp chế biến công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước giảm.

Ngành xây dựng của huyện mặc dù nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và đầu tư từ các tổ chức, các doanh nghiệp qua các năm tăng, song mức độ đóng góp của ngành còn chưa tương xứng, mức đóng góp của ngành mới tương ứng khoảng 7% GDP; nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp trong ngành xây dựng của địa phương năng lực quản lý, tài chính còn hạn chế. Do vậy khi tham gia đấu thầu rộng rãi các gói thầu có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp thường đạt tỷ lệ trúng thầu thấp, do đó chủ yếu tham gia thi công các gói thầu có quy mô nhỏ, mức đóng góp cho tăng trưởng GDP còn đạt thấp.

Về sản phẩm công nghiệp: Từ năm 2013 đến nay trên địa bàn huyện đã thu hút được 30 dự án FDI vào khu công nghiệp Điềm Thụy về lắp giáp điện tử, công nghiệp phụ trợ, lĩnh vực may mặc xuất khẩu; sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiếp tục ổn định có bước phát triển mạnh. Giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này tăng cao, bình quân tăng 109,9%/năm.

Tuy nhiện các sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất, công nghiệp chế tạo, lắp ráp điện tử, công nghiệp phụ trợ mới đi vào sản xuất trên địa bàn nên mức độ đóng góp chưa nhiều trong giai đoạn 2011 – 2016.

+ Ngành thương mại - dịch vụ: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2017 tăng 15,6 %/năm. Trong cơ cấu nội ngành, ngành thương mại - dịch vụ có xu hướng chuyển dịch nhanh, đặc biệt là các lĩnh vực thương mại, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng có xu hướng tăng nhanh; lĩnh vực dịch vụ xã hội như giáo dục đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học có mức tăng về giá trị tuyệt đối, song chưa có chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngành dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục đào tạo có xu hướng chuyển dịch chậm.

+ Ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011- 2017 đạt 4,8%. Cơ cấu kinh tế có mức giảm nhanh so với mức bình quân chung

của cả tỉnh, hoàn thành mục tiêu đề ra. Năm 2011 đạt 53,5% GDP, năm 2017 giảm xuống còn 19,4% GDP. Nguyên nhân do chỉ số giá ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2011- 2017 giảm nhanh hơn khu vực công nghiệp và dịch vụ, về cơ cấu nội ngành chậm chuyển dịch do lĩnh vực chăn nuôi không ổn định, sản xuất theo hướng trang trại, chăn nuôi công nghiệp còn nhiều hạn chế.

Từ những phân tích trên cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện Phú Bình đã có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch và chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn 2011 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng giá trị sản xuất Triệu 3.676,6 5.020,3 5.416,3 6.489,6 13.450,6 15.669,8

1.Nông lâm nghiệp -Thuỷ sản Triệu 1.779,3 2.232,6 2.336,1 2.634,9 2.989,4 2.056 2.Công nghiệp và xây dựng Triệu 1.142,7 1.800,4 1.934,3 2.392,3 8.136,3 9.511,8 3.Thương mại và dịch vụ Triệu 754,5 987,2 1.145,9 1.462,3 2.324,8 4.102

4. Thu nhập TB/người Triệu 14 18 19 22 33 37

2.1.2.2 Về giáo dục và đào tạo, y tế

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỷ lệ cao. Giáo dục mầm non phát triển tốt các loại hình; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và xoá mù chữ được duy trì và giữ vững; phổ cập trung học cơ sở tiếp tục được chỉ đạo một cách toàn diện. Công tác quản lý giáo dục - đào tạo từng bước được đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn, thi đua, kiểm tra chuyên đề và duy trì nề nếp, kỷ cương trong các đơn vị, tăng cường công tác kiểm tra các trường đạt chuẩn quốc gia, đến hết năm 2017 toàn huyện có 58/67 trường đạt chuẩn quốc gia. Việc chỉ đạo và tổ chức tốt các kỳ thi trên địa bàn, từng bước cải tiến công tác thi cử và tuyển sinh vào các cấp, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, có tác dụng giáo dục cao, tạo được niềm tin trong nhân dân và xã hội. Cơ sở vật chất trường, lớp không ngừng được đầu tư nâng cấp.

Các cơ sở y tế Nhà nước đã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư phục vụ tốt cho công tác khám

chữa bệnh trên địa bàn huyện. Tiếp tục hoàn thiện và củng cố mạng lưới y tế cơ sở, hết năm 2016 có 20/20 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các chương trình y tế Quốc gia trên địa bàn được triển khai theo đúng kế hoạch. Công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch tiêu chảy cấp ở người trên địa bàn huyện được triển khai và duy trì thường xuyên. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý hành nghề y dược tư nhân, về giá bán thuốc chữa bệnh cho người được thực hiện thường xuyên, qua đó đã phát hiện và xử lý

2.1.2.3 Thực hiện chính sách xã hội

Công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách được quan tâm, đảm bảo giải quyết kịp thời, đúng quy định. Chỉ đạo lập hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng cho 05 mẹ; 01 mẹ được truy tặng danh hiệu. Triển khai việc làm chế độ chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ theo Chỉ thị 03-CT/TU ngày 02/02/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Đã triển khai đồng bộ các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm và các chính sách xã hội: Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo cả cấp huyện và xã. Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo 24,83% đã giảm xuống đến năm 2017 còn 8,94%. Từ năm 2011 đến năm 2017 toàn huyện tạo việc làm mới cho 18.059 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết được 2.800 việc làm mới, vượt mục tiêu đề ra. Công tác quản lý nhà nước về pháp luật lao động được chú trọng: thành lập Hội đồng hoà giải lao động của huyện, Hội đồng hoà giải lao động cơ sở theo quy định của pháp luật, thường xuyên tập huấn, phổ biến Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. - Nâng cao đời sống vật chất đồng bào dân tộc thiểu số: từ năm 2011 -2016 kinh phí được giao để thực hiện chương trình 135 là 17,75 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí quản lý các cấp), các công trình thiết yếu như điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang hơn trước, là cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập từng bước thoát nghèo, ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Trình độ dân trí được nâng

lên, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường được duy trì ở mức cao (học sinh Tiểu học 100%, học sinh Trung học cơ sở trên 95% ...) [3].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)