Phương hướng, mục tiêu về làm việc cho lao động nông thôn huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 83)

3.1.1 Quan điểm của Đảng về tạo việc làm cho lao động nông thôn

GQVL là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có dân số đơng, và người trong độ tuổi lao động nhiều như Việt Nam. GQVL cho NLĐ trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển tiến kịp khu vực và thế giới.

Đại hội XI (2011) kế thừa và phát triển quan điểm phát triển nguồn nhân lực và GQVL từ các Đại hội trước, đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành

nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[12]. Để đạt được mục tiêu đó Đảng đã xác định ba

khâu đột phá chiến lược và đến Đại hội XII Đảng ta nhấn mạnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao...), trong đó: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân

lực chất lượng cao và tập trung giải quyết việc làm được khẳng định là khâu đột phá thứ hai.

Đây được xem khâu đột phá “đúng và trúng” với hoàn cảnh nguồn nhân lực nước ta hiện nay khi hội nhập quốc tế, cạnh tranh quyết liệt và đòi hỏi của thời đại khoa học, công nghệ (nhất là công nghệ 4.0). Khâu đột phá trúng và đúng này đã và đang tập trung nâng cao sức mạnh nội sinh - nguồn nhân lực và tập trung GQVL, để tồn tại và phát triển trong một thế giới năng động, thế giới của khoa học và cơng nghệ. Vì thế, Đại hội XI và Đại hội XII của Đảng đồng thời cũng xác định rõ phải “tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Đây chính là nội dung quan trọng thể hiện tính thực tế của chiến lược phát triển nhanh và bền vững của nước ta trong điều kiện hiện nay. Để thực hiện chiến lược này, Đại hội XII cũng nêu rõ: ”Đến năm 2020, tỉ lệ

đạt khoảng 65-70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 – 3.500 USD” [13].

Ngày 31 tháng 8 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 1201 /2012/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2015. Trong đó mục tiêu đặt ra là “Hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng cường

xuất khẩu lao động và phát triển thị trường lao động đáp ứng với yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế nhất là khu vực nông thôn giai đoạn 2012 – 2015”[22].

Cụ thể đặt ra các mục tiêu sau :

Thứ nhất, hỗ trợ, phát triển đồng bộ 130 nghề trọng điểm ở cấp độ quốc gia, khu vực và

quốc tế, hình thành 26 trường chất lượng cao (trong đó 5 trường cao đẳng quốc tế), góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40% năm 2015.

Tỷ lệ lao động tìm việc làm thơng qua hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm lên khoảng 30%

Thứ hai, hỗ trợ, tạo việc làm cho 0,7 – 0,8 triệu lao động thông qua quỹ vay vốn quốc gia

Thứ ba, Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 20 nghìn cán bộ làm cơng tác lao động việc

làm và dạy nghề từ Trung ương đến địa phương.

Quán triệt quan điểm chung của Đảng về cơng tác GQVL: Sự nghiệp cách mạng của tồn dân, coi tạo việc làm cho NLĐ là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong mọi chính sách kinh tế - xã hội, Nhà nước đã thể chế hóa một số nhiệm vụ chủ

yếu nhằm GQVL cho NLĐ như sau:

- Nhà nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề.

- Có chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách khuyến khích để NLĐ tự tạo việc làm; hỗ trợ NSDLĐ sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc ít người để giải quyết việc làm.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động.

- Hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ở nước ngoài.

- Thành lập Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết số: 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn đã nêu:“Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến

thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Thực hiện tốt việc xã hội hố cơng tác đào tạo nghề”. Đây là một chủ trương lớn của Đảng nhằm phát triển nông

nghiệp, nông thôn [1].

Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ nêu rõ: “phải tạo bước

đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực nông thôn cho các huyện nghèo, phấn đấu đến năm 2020 lao động nơng nghiệp cịn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện khoảng 50%”[16].

3.1.2 Phương hướng của tỉnh Thái Nguyên về tạo việc làm cho lao động nông thôn

Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và các Nghị quyết của cấp uỷ Đảng về lĩnh vực này, để GQVL cho LĐNT đạt hiệu quả cao, tỉnh Thái Nguyên quán triệt những quan điểm sau:

- GQVL cho LĐNT tỉnh Thái Nguyên phải đặt trong chiến lược tổng thể đẩy mạnh CNH,

HĐH của tỉnh từ nay đến năm 2020. Đồng thời phải tạo được sự nhận thức và hành động thống nhất coi GQVL cho LĐNT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng và sự nỗ lực cao của mỗi người lao động.

- Phải coi GQVL cho LĐNT là một chương trình KT - XH hàng đầu trong quá trình đẩy

mạnh CNH, HĐH của tỉnh đến năm 2020. Đồng thời có cơ chế khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo ra nhiều việc làm phi nơng nghiệp và đa dạng hố phương thức GQVL phù hợp cho LĐNT tỉnh Thái Nguyên.

- GQVL cho LĐNT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 phải trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế của tỉnh và các địa phương trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, chủ động, tích cực thực hiện liên doanh, liên kết kinh tế giữa các địa phương, nhất là tiềm năng, lợi thế về lao động.

- GQVL cho LĐNT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mơi trường, phát triển văn hố, thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, xố đói giảm nghèo theo u cầu phát triển bền vững.

- Thúc đẩy phát triển những lĩnh vực sản xuất của tỉnh Thái Nguyên còn nhiều tiềm năng, lợi thế như: khai thác chế biến đá, than, vàng, quặng, sản xuất gạch, ngói, xi măng; phát triển cơng nghiệp chế biến nông - lâm sản; phát triển dịch vụ, du lịch. Đặc biệt chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút được ngày càng nhiều lao động nông nghiệp, nông thôn. Coi trọng phát triển ngành nghề truyền thống tiểu, thủ cơng nghiệp bằng những chính sách, cơ chế ưu đãi về vốn, về tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp cần thiết khác để khuyến khích tạo việc làm, thu hút LĐNT. Khuyến khích những cơ sở, hộ gia đình và cá nhân có vốn tổ chức sản xuất tạo việc làm thu hút nhiều lao động.

- Duy trì, đảm bảo việc làm ổn định cho LĐNT chuyển sang hoạt động trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là phải kịp thời GQVL cho những lao động bị thu hồi đất thơng qua các chính sách đền bù, hỗ trợ của các nhà đầu tư được giao đất và của Nhà nước, địa phương; sự trợ giúp của Nhà nước về thuế, vốn, công nghệ và lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, tạo việc làm, đào tạo lại nghề cho số lao động dôi dư từ các doanh nghiệp.

- Tăng cường hỗ trợ trực tiếp để GQVL cho LĐNT ra đơ thị tìm việc làm, nhưng bị thất nghiệp và lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn bằng Quỹ quốc gia về việc làm,

thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về lập quỹ GQVL cho người tàn tật, khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động là người tàn tật.

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, thực hiện thâm canh, tăng vụ, trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, phát triển mơ hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế vườn đồi… lồng ghép các chương trình dự án như: thực hiện Chương trình 120 cho vay vốn GQVL, chương trình xố đói giảm nghèo, chương trình trồng rừng… thực hiện xã hội hố GQVL, khuyến khích các ngành, các cấp, các gia đình và cá nhân khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực, chủ động tham gia GQVL.

- Tạo chuyển biến cơ bản về phát triển thương mại và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh dịch vụ, nhất là lĩnh vực du lịch sinh thái và du lịch tâm linh, thúc đẩy phát triển ngành nghề tiểu, thủ cơng nghiệp, dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phân công lại lao động xã hội trên địa bàn.

- Kết hợp giữa tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn nơng thơn huyện với tìm kiếm việc làm ở địa bàn khác trong huyện và ngoài huyện.

3.1.3 Mục tiêu của huyện Phú Bình về tạo việc làm cho lao động nông thôn của huyện

3.1.3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2016 – 2020

Đại hội Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ XXVI đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể như sau:

*Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ, phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố và nâng cao giá trị; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nơng thơn mới; quan tâm phát triển văn hoá - xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; củng cố vững chắc quốc phòng

- an ninh; phấn đấu đến năm 2020 huyện có 02 thị trấn, thị trấn Hương Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV [14].

* Chỉ tiêu chủ yếu

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt: 50 triệu đồng/người/năm.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh năm 2010): tăng bình quân 5%/năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá so sánh năm 2010): tăng bình quân

20%/năm (trong đó: cơng nghiệp tăng 19%/năm; xây dựng tăng 24%/năm). - Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: tăng bình quân 20%/năm.

- Ổn định sản lượng lương thực có hạt bình qn: 75.000 tấn/năm. Giá trị sản phẩm/ha đất trồng trọt (theo giá thực tế) đến năm 2020: đạt 90 triệu đồng/ha (trong đó, giá trị

sản xuất/ha đất canh tác đạt 140 triệu đồng).

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng bình quân 6 - 8%/năm.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về nông thơn mới đến năm 2020: 100%.

- Diện tích trồng rừng mới tập trung bình quân: 300ha/năm. Ổn định tỷ lệ che phủ rừng 25%. - Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II vào năm 2020: 100%. - Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020: 100%.

- Số lao động có việc làm mới bình qn: 3.000 lao động/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5%/năm (theo tiêu chí mới). - Tỷ lệ hộ dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh đạt: trên 90% vào năm 2020.

- Đến năm 2020 có trên 90% gia đình đạt gia đình văn hóa, trên 70% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa.

Việc đề ra mục tiêu phát triển KT - XH của huyện gắn liền với mở rộng sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp trong các lĩnh vực; đẩy mạnh ứng dụng công nghiệp

vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Gắn với việc đẩy mạnh tốc độ phát triển KT - XH thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với thay đổi tỷ trọng cơ cấu lao động trong các ngành, lĩnh vực cũng là vấn đề được quan tâm:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 50%, dịch vụ chiếm 30%, nông nghiệp chiếm 20% vào năm 2020;

Không chỉ vậy, để nâng cao chất lượng lao động và trình độ dân trí cho người dân địa phương, huyện cũng đề ra mục tiêu:

- Trước năm 2020, hồn thành phổ cập giáo dục Trung học phổ thơng cho 95% dân số trong độ tuổi đi học (trong đó 20% học nghề, 20% giáo dục chuyên nghiệp, 60% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thơn; kiên cố hóa tồn bộ trường, lớp học.

- GQVL mới bình quân hàng năm cho 3.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% vào năm 2015 và 60-70% vào năm 2020.

- Dân số huyện Phú Bình đến năm 2020 có trên 150.000 người và năm 2020 là trên 160.000 người. Cơ cấu dân số theo độ tuổi sẽ có thay đổi theo hướng tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm dần, trong khi tỷ trọng nhóm dân số từ 15 đến 60 tuổi tăng lên.

Số người trong độ tuổi lao động năm 2020 dự báo là 98.250 người (chiếm 65,5% dân số) và năm 2025 có 104.800 người (chiếm 65,4% dân số).

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện cũng sẽ thay đổi. Lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 12,68% năm 2013 lên 13,33% năm 2015 và lên 23% vào năm 2020. Lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 11% năm 2013 lên 12% năm 2015, 21% vào năm 2020 và gần 30% năm 2025. Tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp - thủy sản sẽ giảm mạnh từ 76,39% năm 2011 xuống 67,5% năm 2016 và 55,5% vào năm 2020 và khoảng 40% năm 2025.

GQVL bình qn hàng năm cho ít nhất 3.000 lao động trong thời kỳ 2015-2020, tỷ lệ lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)