Mục tiêu của huyện Phú Bình về tạo việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 90)

3.1 Phương hướng, mục tiêu về làm việc cho lao động nông thôn huyện Phú

3.1.3 Mục tiêu của huyện Phú Bình về tạo việc làm cho lao động nông thôn

3.1.3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2016 – 2020

Đại hội Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ XXVI đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể như sau:

*Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và nâng cao giá trị; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới; quan tâm phát triển văn hoá - xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; củng cố vững chắc quốc phòng

- an ninh; phấn đấu đến năm 2020 huyện có 02 thị trấn, thị trấn Hương Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV [14].

* Chỉ tiêu chủ yếu

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt: 50 triệu đồng/người/năm.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh năm 2010): tăng bình quân 5%/năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá so sánh năm 2010): tăng bình quân 20%/năm (trong đó: công nghiệp tăng 19%/năm; xây dựng tăng 24%/năm).

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: tăng bình quân 20%/năm.

- Ổn định sản lượng lương thực có hạt bình quân: 75.000 tấn/năm. Giá trị sản phẩm/ha đất trồng trọt (theo giá thực tế) đến năm 2020: đạt 90 triệu đồng/ha (trong đó, giá trị sản xuất/ha đất canh tác đạt 140 triệu đồng).

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng bình quân 6 - 8%/năm.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới đến năm 2020: 100%.

- Diện tích trồng rừng mới tập trung bình quân: 300ha/năm. Ổn định tỷ lệ che phủ rừng 25%. - Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II vào năm 2020: 100%. - Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020: 100%.

- Số lao động có việc làm mới bình quân: 3.000 lao động/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5%/năm (theo tiêu chí mới). - Tỷ lệ hộ dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh đạt: trên 90% vào năm 2020.

- Đến năm 2020 có trên 90% gia đình đạt gia đình văn hóa, trên 70% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa.

Việc đề ra mục tiêu phát triển KT - XH của huyện gắn liền với mở rộng sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp trong các lĩnh vực; đẩy mạnh ứng dụng công nghiệp

vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Gắn với việc đẩy mạnh tốc độ phát triển KT - XH thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với thay đổi tỷ trọng cơ cấu lao động trong các ngành, lĩnh vực cũng là vấn đề được quan tâm:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 50%, dịch vụ chiếm 30%, nông nghiệp chiếm 20% vào năm 2020;

Không chỉ vậy, để nâng cao chất lượng lao động và trình độ dân trí cho người dân địa phương, huyện cũng đề ra mục tiêu:

- Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học phổ thông cho 95% dân số trong độ tuổi đi học (trong đó 20% học nghề, 20% giáo dục chuyên nghiệp, 60% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; kiên cố hóa toàn bộ trường, lớp học.

- GQVL mới bình quân hàng năm cho 3.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% vào năm 2015 và 60-70% vào năm 2020.

- Dân số huyện Phú Bình đến năm 2020 có trên 150.000 người và năm 2020 là trên 160.000 người. Cơ cấu dân số theo độ tuổi sẽ có thay đổi theo hướng tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm dần, trong khi tỷ trọng nhóm dân số từ 15 đến 60 tuổi tăng lên.

Số người trong độ tuổi lao động năm 2020 dự báo là 98.250 người (chiếm 65,5% dân số) và năm 2025 có 104.800 người (chiếm 65,4% dân số).

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện cũng sẽ thay đổi. Lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 12,68% năm 2013 lên 13,33% năm 2015 và lên 23% vào năm 2020. Lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 11% năm 2013 lên 12% năm 2015, 21% vào năm 2020 và gần 30% năm 2025. Tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp - thủy sản sẽ giảm mạnh từ 76,39% năm 2011 xuống 67,5% năm 2016 và 55,5% vào năm 2020 và khoảng 40% năm 2025.

GQVL bình quân hàng năm cho ít nhất 3.000 lao động trong thời kỳ 2015-2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% vào năm 2020 và đạt 68-70% vào năm 2030 [16].

Những chủ trương của huyện góp phần GQVL, giải quyết các vấn đề xã hội cho nhân dân huyện nhà. Đồng thời với vấn đề GQVL thì cần hoàn thiện bộ máy QLNN về triển khai công tác GQVL trên địa bàn huyện, cải cách thể thế, thực hiện thanh tra, kiểm tra về công tác thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước và sử dụng đồng bộ các nguồn lực vào vấn đề GQVL cho LĐNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)