Thực trạng việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

2.2.1 Tình hình dân số, lao động

Bảng 2.2 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

Đơn vị tính: người

Năm Tổng số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2011 136.883 66.321 70.562 7.622 129.261 2012 137.914 66.820 71.094 7.679 130.235 2013 138.819 67.258 71.561 7.730 131.089 2014 142.497 69.040 73.457 8.088 134.409 2015 144.940 70.220 74.720 9.313 135.627 2016 145.810 70.640 75.170 9.370 136.440 2017 142.205 68.661 73.544 9.940 132.310

Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Phú Bình

Theo đó, cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế thay đổi theo hướng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm đi và lao động trong các ngành khác ngày càng tăng lên.

Bảng 2.3 Lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế

Đơn vị tính: người

Năm Tổng số Nông lâm nghiệp và

thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2011 91.711 69.700 9.171 10.088 2012 91.935 69.870 9.193 10.112 2013 92.259 69.840 9.995 11.595 2014 92.575 69.407 10.371 11.953 2015 93.038 68.978 10.912 12.285 2016 93.318 68.988 11.198 13.064 2017 92.433 62.854 13.864 15.715

2.2.2 Việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Bình

- Về số lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Bình

Số lượng lao động nông thôn phản ánh yếu tố cung về lao động cho thị trường lao động. Tổng số việc làm của huyện Phú Bình tiếp tục gia tăng trong suốt giai đoạn 2011 -2017, tốc độ tăng trung bình của cả giai đoạn này là 0,9%. Số việc làm trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng cao nhất (15%), tiếp đến là ngành thương mại - dịch vụ; ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản số việc làm đã giảm cả về số lượng tuyệt đối lẫn tốc độ bình quân hàng năm của cả giai đoạn. Nhờ đó, xét về mặt cơ cấu, tuy số việc làm trong khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng đang chuyển dịch khá rõ nét theo hướng CNH, HĐH.

Biểu đồ: 2.1 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động huyện Phú Bình Lao động nông thôn huyện Phú Bình chiếm tỷ lệ cao, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, số đã qua đào tạo chiếm 20%, số chưa qua đào tạo chiếm 80%. Đây là những khó khăn, trở ngại không dễ nhanh chóng khắc phục đối với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú Bình.

Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động huyện Phú Bình giai đoạn 2015– 2017

ĐVT: Người, %

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số (người) 93.038 93.318 92.433

Chưa đào tạo CMKT 75.360 74.654 73.484

Qua đào tạo nghề sơ cấp và trung cấp 9.300 10.644 10.699

Công nhân kỹ thuật không có bằng 3.729 3.831 3.831

Đào tạo dưới 3 tháng 582 890 945

Sơ cấp nghề 2.523 2.956 2.956

Có bằng nghề dài hạn 525 697 697

Trung cấp nghề 1.941 2.270 2.270

Qua đào tạo chuyên nghiệp 5.311 6277 6507

Trung học chuyên nghiệp 1.628 2354 2554

Cao đẳng nghề 455 1133 1163

Cao đẳng chuyên nghiệp 1.529 1307 1307

.Đại học trở lên 1.699 1482 1483

Không có dữ liệu 3.067 1743 1743

Cơ cấu trình độ CMKT (%) 100,0 100,0 100,0

Chưa đào tạo CMKT 81 80 80

Qua đào tạo nghề sơ cấp và trung cấp 10 10,8 10,4

Công nhân kỹ thuật không có bằng 4,0 3,8 3,7

Đào tạo dưới 3 tháng 0,6 0,9 0,9

Sơ cấp nghề 2,7 2,9 2,9

Có bằng nghề dài hạn 0,5 0,8 0,8

Trung cấp nghề 2,2 2,3 2,2

Qua đào tạo chuyên nghiệp 5,71 7,2 7,6

Trung học chuyên nghiệp 30,65 2,7 3,0

Cao đẳng nghề 8,57 1.3 1.4

3.3. Cao đẳng chuyên nghiệp 28,79 1,5 1,5

3.4.Đại học trở lên 31,99 1,7 1,7

Không có dữ liệu 3,3 2 2

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình) - Trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật

Mặc dù trong những năm qua, chính quyền huyện Phú Bình đã quan tâm tập trung quy hoạch mạng lưới dạy nghề, nhưng nhìn chung trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ

thuật của lao động nông nghiệp thuộc diện thu hồi đất thấp. Khả năng tiếp cận các chương trình giáo dục, đào tạo nghề của lực lượng lao động này thấp. Lý do đưa ra có thể do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng không thể không thừa nhận một thực tế là do trong số họ không ít người thiếu nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc tạo lập và ổn định cuộc sống lâu dài cho họ.

Đa số những hộ dân bám các mặt đường lớn thường chuyển sang buôn bán, chạy chợ và làm thuê nhiều việc như: vận tải, vận chuyển, thợ mộc, đóng gạch, làm thuê ở nơi khác... nhưng nhìn chung các công việc của họ đều thất thường. Trước thực trạng đó, các cấp ủy đảng, chính quyền đã đề ra nhiều giải pháp, cùng các ban, ngành, đoàn thể nghiên cứu, tìm tòi, học tập du nhập nghề mới vào, vận động người dân chuyển sang làm các nghề như sản xuất mây tre đan, đồ mộc chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi theo hướng công nghiệp và chuỗi sản phẩm…. Những chi phí cho lớp học nghề hoặc việc cung cấp nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm hoàn toàn do chính quyền phối hợp với các doanh nghiệp đứng ra đảm nhiệm. Nhưng khi tiến hành phát động trong dân thì chỉ có trên 20% số lao động đăng ký tham gia học nghề và chỉ có khoảng 12% làm nghề với mức thu nhập thấp (khoảng 1.000.000đ đến 3.000.000đ/tháng), thời gian sau đó do thu nhập thấp một số người bỏ nghề. Vì vậy, số lao động thất nghiệp không bố trí được công ăn việc làm ngày một tăng lên, đây là vấn đề bức xúc hiện nay.

- Thất nghiệp, thiếu việc làm của khu vực nông thôn huyện Phú Bình

Bảng 2.5 Tình hình việc làm của lực lượng lao động huyện Phú Bình giai đoạn 2015 -2017

Năm ĐVT lượng lao động Tổng số lực

Có việc làm

Thất nghiệp Có việc làm

đầy đủ Thiếu việc làm

2015 Người 93.038 89.103 3.098 837 % 100,0 95,72 3,33 0,9 2016 Người 93.318 89.519 2.948 851 % 100,0 95,93 3,16 0,91 2017 Người 92.433 88.828 2.754 851 % 100,0 96,1 2,98 0,92

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình)

Tỷ lệ người đang có việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm cao hơn con số chung của toàn tỉnh và cao hơn khu vực thành thị. Do đó, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn có xu hướng giảm xuống. Từ năm 2011 đến năm 2017 chương trình giải quyết việc làm của huyện đã tạo việc làm mới và việc làm thêm cho trên 19 nghìn lượt người, với kết quả

này đã góp phần nâng tỷ lệ sử dụng thời gian vào các hoạt động kinh tế của lao động ở khu vực nông thôn từ 610/0 (năm 2011) lên 650/0 (năm 2016), góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện (lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chuyển dần sang khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ).

0 20 40 60 80 100 120

Có việc lầm đầy đủ Thiếu việc làm Thất nghiệp

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Biểu đồ: 2.2 Tình hình việc làm của lực lượng lao động huyện Phú Bình giai đoạn 2015 -2017

Qua phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở huyện Phú Bình trong những năm qua nổi lên một số đặc điểm sau:

+ Tỷ lệ thất nghiệp ở huyện Phú Bình có xu hướng tăng, nhưng không đáng kể, nhất là từ năm 2013 có Khu công nghiệp Điềm Thụy, nhà máy Sam Sung đi vào sản xuất.

+ Mỗi năm, dân số và lao động tăng thêm, đây là khó khăn trong giải quyết việc làm. + Số người thiếu việc làm ở nông thôn mấy năm gần đây tuy có giảm, nhưng vẫn còn tương đối cao, độ tuổi có tỷ trọng thiếu việc làm cao nhất là 15-24 tuổi.

+ Trên 80% LĐ ở khu vực nông thôn, trình độ mọi mặt nhìn chung còn thấp so với thành thị. Trình độ giáo dục phổ thông của lực lượng LĐNT được nâng lên, nhưng trình độ chuyên môn còn thấp và phân bổ giữa các vùng không đồng đều.

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Bên cạnh những mặt tích cực di chuyển lao động tự do ở nông thôn đang gây ra một số tác động tiêu cực: do đa phần lao động nông thôn không được qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật nên hầu hết lực lượng này chấp nhận làm các công việc đơn giản, cơ bắp (nghề tự do, nghề phục vụ gia đình, thợ xây, bốc vác…), lao động di cư hầu như không khai báo tạm trú, tạm vắng với địa phương đã gây cản trở cho việc quản lý hộ khẩu, quản lý kế hoạch hóa gia đình… hơn nữa họ có những thói quen tùy tiện, làm phức tạp thêm vấn đề trật tự an ninh, dễ bị mắc các tệ nạn xã hội.

2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

2.3.1 Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

- Văn bản pháp luật của Nhà nước

Đảng và Chính phủ có nhiều nghị quyết, chính sách quan trọng trong tạo việc làm cho lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng, tạo đà cho lao động nông thôn khởi nghiệp và lập nghiệp bền vững. Trong các văn kiện Đại hội cũng như trong các Nghị quyết của Đảng từ khi đổi mới đến nay vấn đề tạo việc làm cho lao động luôn giữ vị trí quan trọng.

Chính phủ ban hành nhiều Quyết định liên quan đến tạo việc làm cho lao động nông thôn như: Quyết định số: 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về chính sách, cơ chế hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; Quyết định số: 33/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015; Quyết định số: 101/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm đến năm 2010; Quyết định số: 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số: 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 về cơ chế quản lý, điều hành vốn vay của Quỹ Quốc gia về việc làm, hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề thủ công mỹ nghệ, góp phần tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn; Quyết định số: 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009- 2020; Quyết định số: 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ

2011- 2020; Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 của Bộ Lao động - TB&XH… Đồng thời, Chính phủ cũng thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các vùng đặc biệt khó khăn như: Chương trình 135, Chương trình 120, chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP ngày 07/12/2008 của Chính phủ. Đặc biệt, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo Đề án, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu LĐNT; trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Hệ thống các văn bản QLNN về lao động - việc làm ngày càng hoàn thiện, nhiều luật mới đã ra đời và đi vào cuộc sống như Bộ Luật lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Tiếp việc làm, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các văn bản hướng dẫn được ban hành nhằm từng bước hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường, Nhà nước đã thông qua việc ban hành các chính sách cho nhóm lao động yếu thế, như các chế độ ưu đãi đối với lao động là người tàn tật, các cơ sở sản xuất - kinh doanh của người tàn tật, lao động là người dân tộc thiểu số, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động dôi dư... góp phần hỗ trợ NLĐ tạo việc làm, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước tập trung đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và cơ bản của LĐNT về học tập, nắm bắt khoa học - kỹ thuật, công nghệ, quản lý và hoà nhập nhanh vào kinh tế thị trường, kinh tế tri thức; định hướng nghề nghiệp và việc làm. Nhà nước ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi phát triển các hoạt động giao dịch trên thị trường lao động. Đến nay, cả nước có gần 200 Trung tâm giới thiệu việc làm và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, hàng năm tư vấn, giới thiệu việc làm cho hàng triệu lượt người. Các hội chợ việc làm, phiên chợ việc làm, tháng việc làm, điểm hẹn việc làm, sàn giao dịch việc làm... được tổ chức thường xuyên, tích cực gắn kết NLĐ và NSDLĐ; đưa thông tin đến NLĐ

ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo cơ hội cho NLĐ có khả năng tìm việc làm và có việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân.

- Các chủ trương, chính sách của huyện Phú Bình về tạo việc làm cho LĐNT

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, tạo việc làm và giải quyết việc làm, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Phú Bình đề ra những chủ trương, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu, trong đó tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trên những lĩnh vực mà huyện có tiềm năng, phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có của địa phương… Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, đặc biệt là vấn đề việc làm cho lao động nông thôn phải được giải quyết thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng khu vực nông nghiệp, nông thôn theo Chương trình 135, Chương trình 120, chương trình xuất khẩu lao động, chương trình, dự án xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện, dự án dồn điền đổi thửa xây dựng cánh đồng mẫu lớn, xây dựng các thượng hiệu sản phẩm như “ Gà đồi Phú Bình”, “Lúa nếp thầu dầu”...

Trong các chương trình, kế hoạch nói trên, Quỹ quốc gia về việc làm được xác định là trọng điểm, trực tiếp tạo ra việc làm ổn định, nên huyện tập trung dành nguồn lực cho các vùng trọng điểm, khó khăn, ưu tiên cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh tế hộ gia đình... Để công tác triển khai Quỹ quốc gia về việc làm có hiệu quả, từ năm 2011 đến nay, Phòng Lao động - TB&XH thường xuyên tham mưu cho UBND huyện tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và định hướng nhiệm vụ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã, thị trấn, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng tham gia chương trình.

Trong thực hiện cho vay vốn, Phòng Lao động - TB&XH huyện coi trọng công tác phối hợp với các ngành liên quan như Phòng Tài chính-Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội huyện duy trì các tổ kiểm tra liên ngành, giám sát và đôn đốc các chủ dự án trong sử dụng vốn, đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả và thu hút được nhiều LĐNT. Phòng Lao động - TB&XH huyện tiếp tục tham mưu cho UBND huyện ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)