Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 60)

2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông

2.3.1 Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về việc

cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

- Văn bản pháp luật của Nhà nước

Đảng và Chính phủ có nhiều nghị quyết, chính sách quan trọng trong tạo việc làm cho lao động nói chung, lao động nơng thơn nói riêng, tạo đà cho lao động nơng thôn khởi nghiệp và lập nghiệp bền vững. Trong các văn kiện Đại hội cũng như trong các Nghị quyết của Đảng từ khi đổi mới đến nay vấn đề tạo việc làm cho lao động ln giữ vị trí quan trọng.

Chính phủ ban hành nhiều Quyết định liên quan đến tạo việc làm cho lao động nông thôn như: Quyết định số: 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về chính sách, cơ chế hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; Quyết định số: 33/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015; Quyết định số: 101/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm đến năm 2010; Quyết định số: 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số: 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 về cơ chế quản lý, điều hành vốn vay của Quỹ Quốc gia về việc làm, hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề thủ cơng mỹ nghệ, góp phần tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn; Quyết định số: 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009- 2020; Quyết định số: 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ

2011- 2020; Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 của Bộ Lao động - TB&XH… Đồng thời, Chính phủ cũng thơng qua các chương trình xố đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các vùng đặc biệt khó khăn như: Chương trình 135, Chương trình 120, chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP ngày 07/12/2008 của Chính phủ. Đặc biệt, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo Đề án, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu LĐNT; trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Hệ thống các văn bản QLNN về lao động - việc làm ngày càng hoàn thiện, nhiều luật mới đã ra đời và đi vào cuộc sống như Bộ Luật lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Tiếp việc làm, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các văn bản hướng dẫn được ban hành nhằm từng bước hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường, Nhà nước đã thơng qua việc ban hành các chính sách cho nhóm lao động yếu thế, như các chế độ ưu đãi đối với lao động là người tàn tật, các cơ sở sản xuất - kinh doanh của người tàn tật, lao động là người dân tộc thiểu số, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động dơi dư... góp phần hỗ trợ NLĐ tạo việc làm, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước tập trung đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và cơ bản của LĐNT về học tập, nắm bắt khoa học - kỹ thuật, cơng nghệ, quản lý và hồ nhập nhanh vào kinh tế thị trường, kinh tế tri thức; định hướng nghề nghiệp và việc làm. Nhà nước ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi phát triển các hoạt động giao dịch trên thị trường lao động. Đến nay, cả nước có gần 200 Trung tâm giới thiệu việc làm và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, hàng năm tư vấn, giới thiệu việc làm cho hàng triệu lượt người. Các hội chợ việc làm, phiên chợ việc làm, tháng việc làm, điểm hẹn việc làm, sàn giao dịch việc làm... được tổ chức thường xuyên, tích cực gắn kết NLĐ và NSDLĐ; đưa thông tin đến NLĐ

ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo cơ hội cho NLĐ có khả năng tìm việc làm và có việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân.

- Các chủ trương, chính sách của huyện Phú Bình về tạo việc làm cho LĐNT

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, tạo việc làm và giải quyết việc làm, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Phú Bình đề ra những chủ trương, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu, trong đó tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trên những lĩnh vực mà huyện có tiềm năng, phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có của địa phương… Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, đặc biệt là vấn đề việc làm cho lao động nông thôn phải được giải quyết thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng khu vực nơng nghiệp, nơng thơn theo Chương trình 135, Chương trình 120, chương trình xuất khẩu lao động, chương trình, dự án xây dựng khu cơng nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện, dự án dồn điền đổi thửa xây dựng cánh đồng mẫu lớn, xây dựng các thượng hiệu sản phẩm như “ Gà đồi Phú Bình”, “Lúa nếp thầu dầu”...

Trong các chương trình, kế hoạch nói trên, Quỹ quốc gia về việc làm được xác định là trọng điểm, trực tiếp tạo ra việc làm ổn định, nên huyện tập trung dành nguồn lực cho các vùng trọng điểm, khó khăn, ưu tiên cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp, kinh tế hộ gia đình... Để cơng tác triển khai Quỹ quốc gia về việc làm có hiệu quả, từ năm 2011 đến nay, Phịng Lao động - TB&XH thường xuyên tham mưu cho UBND huyện tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và định hướng nhiệm vụ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã, thị trấn, các tổ chức đồn thể, hội quần chúng tham gia chương trình.

Trong thực hiện cho vay vốn, Phòng Lao động - TB&XH huyện coi trọng công tác phối hợp với các ngành liên quan như Phịng Tài chính-Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội huyện duy trì các tổ kiểm tra liên ngành, giám sát và đôn đốc các chủ dự án trong sử dụng vốn, đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả và thu hút được nhiều LĐNT. Phòng Lao động - TB&XH huyện tiếp tục tham mưu cho UBND huyện ra quyết định phân cấp, uỷ quyền quản lý cho vay nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm cho cấp xã, thị trấn phê duyệt các dự án nhỏ có mức vay dưới 100 triệu đồng, nhằm

giảm bớt gánh nặng cho huyện cũng như đơn giản hoá và rút ngắn thời gian thẩm định cho vay, bớt phiền hà về thủ tục cho đối tượng vay. Bên cạnh đó, Phịng Lao động - TB&XH huyện chủ động phối hợp với các bên liên quan, thành lập tổ công tác liên ngành tiến hành tổng hợp, phân loại dự án đang thực hiện và thực hiện việc chuyển giao nhanh gọn, hiệu quả. Hoạt động tập huấn cho cán bộ Phòng Lao động - TB&XH và Ngân hàng chính sách xã hội huyện được triển khai kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng triển khai nghiệp vụ lập dự án và quản lý cho vay nguồn vốn GQVL. Để công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện hoạt động đúng pháp luật, các văn bản pháp quy và hướng dẫn có liên quan trong lĩnh vực dạy nghề thường xuyên được Phòng Lao động - TB&XH phổ biến bằng các hình thức như: tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ, giao ban quý...

UBND huyện Phú Bình thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia do một Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu; trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với giải quyết việc làm và dạy nghề. Phòng Lao động - TB&XH huyện tham mưu cho UBND huyện xây dựng Chương trình việc làm, được UBND huyện phê duyệt làm cơ sở cho việc triển khai tạo việc làm hàng năm thuận lợi. Hàng năm UBND huyện có quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT - XH cụ thể cho từng ngành, từng địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)