Tạo việc làm cho lao động nông thôn thông qua phát triển kinh tế-xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 76)

2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông

2.3.7 Tạo việc làm cho lao động nông thôn thông qua phát triển kinh tế-xã

Trước tình hình nền kinh tế của huyện và của đất nước trong thời kỳ gặp những khó khăn do tình trạng suy thối của nền kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn

huyện lâm vào tình trạng sản xuất cầm chừng, doanh nghiệp mới thành lập ít, nên nhu cầu tuyển dụng lao động mới và duy trì số lượng lao động như trước đây bị giảm đáng kể, tình trạng thu hẹp quy mơ sản xuất và cắt giảm lực lượng lao động, dẫn tới tình trạng nhiều học sinh, sinh viên sau khi được đào tạo ra trường khơng tìm được việc làm hoặc làm việc không đúng với chuyên môn, ngành nghề đào tạo. Ở nông thôn, những thanh niên học xong Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, không đi học ở các trường chuyên nghiệp, ở nhà phát triển sản xuất nông nghiệp, việc làm thì manh mún, theo thời vụ, thiếu bền vững, là nguyên nhân mà nhiều lao động trẻ không dám tự quyết định mạnh dạn đầu tư làm kinh tế. Đa số đều làm ruộng có sẵn của gia đình, đến tuổi thì lập gia đình, sinh con, có cơ hội thì chỉ làm thêm nghề phụ như chăn ni,… Con số LĐNT có việc làm mặc dù khá cao, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn khá lớn, nhưng hiệu quả kinh tế chưa tương xứng.Trước tình hình đó, huyện Phú Bình xác định một trong những giải pháp cơ bản để GQVL cho LĐNT chưa có việc làm hiện nay là đẩy mạnh triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn; xây dựng cơ chế, chính sách thơng thống để khuyến khích và thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Một trong những nội dung trọng tâm được huyện chú trọng thực hiện đó là vấn đề cải cách hành chính, cơ chế “một cửa”, đặc biệt là trong lĩnh vực cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thuế… nâng cao năng lực, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác chuyên môn. Tạo được những kết quả tốt trong vấn đề phát triển kinh tế của địa phương, góp phần quan trọng trong vấn đề GQVL cho LĐNT. Có thể kể đến một số nội dung chương trình sau: - Quyết định số: 2508/QĐ-UBND ngày 04/10/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch phát triển khu công nghiệp Điềm Thụy, huyện Phú Bình với tổng diện tích 350ha

- Các chương trình, dự án của huyện triển khai trên địa bàn; Chương trình giải quyết việc làm huyện Phú Bình giai đoạn 2011 - 2015.

- Đề án về cơ chế chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với đối tượng chính sách xã hội giai đoạn 2010 - 2015.

- Chương trình số 123/CTr-UBND năm 2010 về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện Phú Bình.

Ngồi ra, trong q trình quản lý nhà nước về GQVL cho LĐNT, Phòng Lao động - TB&XH của huyện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đồn thể chính trị - xã hội của huyện tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, huấn luyện an tồn lao động… để tạo mơi trường lao động tốt hơn cho NLĐ đã có việc làm tại địa phương và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NSDLĐ, ngăn ngừa và đẩy lùi tình trạng tai nạn lao động đã và đang diễn ra, để lại những hậu quả nghiêm trọng với NLĐ. Bên cạnh đó, huyện thực hiện các lớp đào tạo ngắn ngày, dài ngày nhằm nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm và kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho cán bộ quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và NSDLĐ nhằm chuẩn hoá, phổ biến kiến thức và kỹ năng quản lý lao động, điều hành và triển khai chương trình việc làm, pháp luật lao động và các văn bản liên quan cho cán bộ làm công tác quản lý lao động - việc làm các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)