Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về việc làm cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 36)

1.4.1 Nhân tố chủ quan

+ Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đảng xây dựng chủ trương đường lối, Nhà nước thể chế hóa những chủ trương đường lối của Đảng và đảm bảo thực hiện nó trong thực tiễn để có tác động cơ bản, chủ yếu tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện và tốc độ phát triển về việc làm, sẽ tạo điều kiện giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm. Nếu không phù hợp sẽ là rào cản đối với tình hình phát triển việc làm cũng như giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và nền kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

Công tác giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn vừa qua gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Với chủ trương: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên lại tạo ra những bất cập không thể tránh khỏi với công tác đào tạo nghề. Học sinh phổ thơng đã tốt nghiệp hầu hết đều có xu hướng học Đại học mà rất ít chọn con đường học nghề và nghề được lựa chọn chủ yếu là các lĩnh vực liên quan tới kinh tế như: tài chính, ngân hàng… tạo nên tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, mất cân đối trong quá trình tìm việc và tuyển lao động, dẫn tới nguồn lao động sau khi đã qua đào tạo làm việc trái nghề rất nhiều.

Đất nước ta có dân số đơng và mỗi năm tỷ lệ sinh tự nhiên đóng góp gần 1,3 triệu trẻ em và tạo nên gánh nặng cho các cấp, các ngành chức năng trong vấn đề tạo việc làm mới cho người đến tuổi lao động. Mặc dù, Đảng và Nhà nước đã chủ trương coi: “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhưng, trình độ dân trí của đất nước ta có thể đánh giá là khơng cao, khi Nhà nước có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư của nước ngoài để đáp ứng với những cơng việc địi hỏi chất xám, kỹ thuật cao thì nguồn nhân lực của nước ta lại không phù hợp.

+ Các điều kiện về xã hội khác như: y tế, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng. Cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân có thể nói chưa đáp ứng được nhu cầu. Tình trạng quá tải của bệnh nhân tại các bệnh viện đặc biệt là các bệnh viện lớn, tuyến Trung ương, tình trạng thiếu bác sỹ, thiếu cơ sở vật chất đã và đang tồn tại làm giảm chất lượng điều trị, đặt ra những thách thức lớn cho Nhà nước và toàn xã hội, ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc đảm bảo sức khỏe, duy trì sức lao động của LĐNT, tạo điều kiện cho tình trạng mất việc làm của lao động phát triển.

1.4.2 Nhân tố khách quan

+ Lịch sử, truyền thống dân tộc Việt Nam.

Đất nước ta bước vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế sau những cuộc chiến tranh khốc liệt, kéo dài để bảo vệ và giải phóng đất nước nên đi từ những xuất phát điểm rất thấp, tuy nhiên đã hình thành ở người dân tư tưởng yêu nước, yêu độc lập và tự tôn dân tộc. Hơn nữa, xuất phát từ nền nông nghiệp nên công cụ sản xuất lạc hậu, trình độ khoa học lạc hậu, trong tư tưởng ít nhiều của người nơng dân Việt Nam vẫn ảnh hưởng vào quá trình lao động và sản xuất khác, tuy nhiên người dân Việt Nam đều cần cù, chịu khó lao động. Các yếu tố đó vừa tạo ra những thuận lợi, vừa tạo ra những khó khăn cho Nhà nước trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn.

+ Vị trí địa lý, đất đai tài nguyên.

Với những khu vực có vị trí địa lý thuận lợi về khí hậu, đất đai màu mỡ của nước ta, có thể phát triển thuận lợi về nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xuất khẩu các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ… Tuy nhiên, cũng khơng thể loại trừ những yếu tố khó

khăn ảnh hưởng xấu đến sản xuất, lao động như: mưa nhiều, độ ẩm lớn, nắng nhiều, lũ lụt, hạn hán, động đất… đã gây khơng ít khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, tạo việc làm cho lao động nơng thơn ở mỗi quốc gia nói chung và trong mỗi khu vực của quốc gia nói riêng.

Đất đai và tài nguyên là tư liệu sản xuất một trong những yếu tố quyết định về nguồn lực để sản xuất công nghiệp. Nước ta có nguồn tài ngun vơ giá, nhưng để tận dụng được lợi thế đó địi hỏi phải có trình độ khai thác, sản xuất trình độ cao, trong khi đó trình độ khoa học kỹ thuật của lao động trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, tình trạng khai thác khống sản thiếu quy hoạch, khơng khoa học đã và đang đặt ra những khó khăn và thách thức lớn, đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần đưa ra những chủ trương, đường lối để tạo ra hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đảm bảo cho “phát triển bền vững” và lâu dài.

+ Nguồn lực tài chính.

Đang trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Nhà nước thực hiện nguồn đầu tư về tài chính cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và từ nguồn vốn có hạn nên trong quá trình đầu tư khơng tránh khỏi việc chia sẻ, phân nhỏ nguồn vốn vào nhiều ngành, nhiều địa phương. Vì vậy, nguồn đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn bị hạn chế rất nhiều.

+ Tác động của khoa học công nghệ.

Khoa học cơng nghệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ làm biến đổi cơ cấu đội ngũ lao động theo hướng chun mơn hố. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đi vào chun mơn hố xuất hiện những ngành nghề mới, có giá trị gia tăng cao. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động là xu hướng tri thức hố và chun mơn hố lao động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc. Điều này vừa tạo áp lực và kích thích thúc đẩy lao động nơng thơn muốn tìm được việc làm mới phải vươn lên rất mạnh mẽ, các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phải coi trọng các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề cho lao động nơng thôn theo hướng CNH, HĐH và công nghệ 4.0

+ Tác động của tồn cầu hố.

Tồn cầu hoá và hội nhập quốc tế đặt ra những thách thức cùng những nguy cơ lớn đối với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển. Vì dưới tác động của tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho số lượng việc làm có thể tăng lên ở khu vực này, nhưng lại giảm đi ở khu vực khác, một số loại việc làm sẽ mất đi nhưng một số loại việc làm mới xuất hiện... Tình trạng đó làm cho lao động nơng thơn ở các nước đang phát triển như nước ta khó có khả năng thích ứng kịp để tìm việc làm mới.

Những biến đổi về quy mô và cơ cấu việc làm, sẽ gây khơng ít khó khăn và những chi phí lớn của cá nhân, gia đình và tồn xã hội trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Do mất việc làm lao động nơng thơn phải tìm cách thích ứng với việc mới, học tập những kiến thức và kỹ năng mới, di chuyển từ nơi này đến nơi khác để mong tìm được việc làm và phải thích nghi những điều kiện sống ln thay đổi. Điều đó, tạo nên gánh nặng về đào tạo và đào tạo lại, trợ cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp mà Chính phủ phải gánh chịu.

+ Tác động của nền kinh tế thị trường, tác động của tình hình kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới.

Trong giai đoạn hiện nay, xu thế “quốc tế hóa, tồn cầu hóa” địi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải hội nhập tình hình kinh tế của khu vực và thế giới, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Trong những điều kiện thuận lợi Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn đầu tư và tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật, văn minh của nhân loại, tuy nhiên khi thế giới gặp khó khăn, khủng hoảng đặc biệt là các cuộc khủng hoảng tài chính, gây ra nhiều khó khăn và thách thức khơng nhỏ với các nước, trong đó có Việt Nam.

1.5 Các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nơng thơn

Xây dựng tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn được phản ánh qua nhiều khía cạnh khác nhau, tác giả xin đưa

ra tiêu chí cơ bản: Xây dựng và thực hiện thể chế; hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)