Đầu tư các nguồn lực tạo việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 31)

1.3 Nội dung quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn

1.3.4 Đầu tư các nguồn lực tạo việc làm cho lao động nông thôn

Đầu tư nguồn lực về tài chính là một hoạt động quan trọng của QLNN về giải quyết việc làm cho LĐNT. Tất cả các chương trình, dự án để GQVL cho LĐNT đều cần có vốn để triển khai; ví dụ chương trình đào tạo nghề, chương trình hỗ trợ lao động nơng thơn lập nghiệp, xây dựng kinh tế mới… Vốn là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng đến tạo việc làm ở bất kỳ quốc gia nào. Thơng qua vốn - đầu tư, sẽ góp phần mở rộng sản xuất, tăng thêm chỗ làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, khi tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm c òn phổ biến, nhân tố vốn càng giữ vai trò quan trọng hơn cả.

Tăng đầu tư toàn xã hội là điều kiện quyết định để tái sản xuất mở rộng, phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo việc làm tập trung một số nội dung sau:

- Huy động tối đa nguồn tiết kiệm trong nhân dân, đầu tư vào sản xuất kinh doanh bằng cách áp dụng chính sách kích cầu trong tiêu dùng, nhất là tiêu dùng cho sản xuất và dịch vụ, thực hiện tốt chính sách khuyến khích đầu tư (chính sách ưu đãi về đất đai, mặt bằng, tiếp cận tín dụng chính thức và quỹ phát triển doanh nghiệp, miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập…).

- Tăng nguồn đầu tư từ ngân sách của huyện cho phát triển, đảm bảo không thấp hơn 30% tổng chi ngân sách hàng năm. Tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, đối ứng trong các tài trợ trong và ngoài nước.

- Mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế để tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, cải cách hành chính, giảm thủ tục hành chính phiền hà, cải thiện mơi trường đầu tư; điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp vừa và nhỏ… để thu hút vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động nơng thơn của huyện.

Tóm lại, đầu tư tài chính vừa đảm bảo cho bộ máy QLNN trong lĩnh vực GQVL cho LĐNT vận hành có hiệu quả, vừa đảm bảo triển khai các dự án, chính sách GQVL cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)