Về đầu tư các nguồn lực tạo việc làm cho lao động nông thôn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 66)

2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông

2.3.3 Về đầu tư các nguồn lực tạo việc làm cho lao động nông thôn của

Theo nghĩa rộng, nguồn lực cho giải quyết vấn đề lao động, việc làm của lao động nông thôn bao gồm các nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của cả xã hội, từ việc ban hành chủ trương, chính sách đến huy động nỗ lực các ngành, các cấp triển khai thực hiện trong cuộc sống.

Theo nghĩa hẹp, trong khuôn khổ nghiên cứu, các nguồn lực tài chính, vật chất đầu tư dành cho cơng tác tạo việc làm cho lao động nơng thơn có thể khái quát như sau:

- Các nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Đây là nguồn lực đầu tư cơ bản và quan trọng nhất. Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế - xã hội, hàng năm Nhà nước dành một phần ngân sách đầu tư cho vấn đề tạo việc làm và GQVL.

Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm:

+ Nguồn kinh phí đầu tư trực tiếp cho lĩnh vực GQVL, như triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia GQVL; đầu tư cho các hoạt động hỗ trợ GQVL như: công tác truyền thông, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, tổ chức các hội chợ lao động việc làm. Kinh phí đầu tư cho vay vốn GQVL thơng qua các kênh của Ngân hàng chính sách xã hội (Ngân hàng CSXH), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Ngân hàng NN&PTNT) với lãi suất ưu đãi và sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội như: Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh...

+ Nguồn vốn đầu tư triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn, qua đó một cách gián tiếp góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân các vùng triển khai dự án như Chương trình 135 hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã vùng đặc biệt khó khăn (phối hợp với Uỷ ban Dân tộc); hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như giống cây trồng, vật ni, phân bón, thuốc trừ sâu, chuyển giao khoa học kỹ

thuật sản xuất (phối hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn); các chương trình trạm y tế, nước sạch vệ sinh môi trường (phối hợp với Bộ Y tế)…

+ Nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn này được đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề cũng như chi hỗ trợ học phí và các chế độ khuyến khích khác, để lao động nông thôn nhất là các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa tham gia các khóa đào tạo nghề.

- Nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội. Đây là một nguồn lực hỗ trợ rất quan trọng. Các tổ chức chính trị - xã hội, thơng qua mạng lưới này có các giải pháp hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm hay giúp lao động nông thôn tự tạo việc làm.

- Nguồn lực của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, các tổng cơng ty, tập đồn kinh tế nhà nước thực hiện theo Đề án 30a của Chính phủ hỗ trợ phát triển KT - XH cho các huyện nghèo nhất cả nước. Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp nhà nước phát triển KT - XH các huyện đặc biệt khó khăn, tạo cơ hội GQVL cho LĐNT ở các vùng này.

- Nguồn lực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Bằng cơ chế, chính sách cởi mở, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước đầu tư sản xuất - kinh doanh, đầu tư cho các cơ sở dạy nghề hay thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho công tác tạo việc làm cho LĐNT.

- Cho vay vốn giải quyết việc làm:

Quỹ quốc gia về việc làm là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu GQVL trong tồn chương trình. Để thực hiện có hiệu quả vấn đề đó huyện đã có những văn bản chỉ đạo cụ thể, trong đó có phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, ban, ngành của huyện.

Các thiết chế hỗ trợ LĐNT tự tạo việc làm, người sử dụng lao động (NSDLĐ) tạo việc làm cho LĐNT đã phát huy tác dụng rất lớn. Tạo điều kiện cho người có khả năng lao động có thể chủ động trong việc tìm kiếm việc làm và chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tạo việc làm cho lao động khác. NSDLĐ sử dụng các lao

động là “lao động đặc biệt” đã được huyện thực hiện chính sách giảm thuế, ưu đãi khác theo quy định Nhà nước.

Thông qua Quỹ quốc gia về việc làm hàng năm đã và đang góp phần thay đổi nhận thức của LĐNT. Từ chỗ trơng chờ hồn toàn vào Nhà nước, đến nay người dân tự tạo cho mình là chính, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra mơi trường kinh tế, pháp luật thuận lợi, hỗ trợ một phần về vốn, còn NLĐ tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng vấn đề tạo việc làm và GQVL của các cấp chính quyền huyện Phú Bình.

Dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm: giai đoạn 2011- 2017, toàn huyện đã tạo việc làm mới cho 19.855 lao động. Trong đó, giải quyết việc làm thơng qua dự án 120 là 1.572 lao động, XKLĐ là 837 lao động và GQVL thơng qua các chương trình, dự án khác là 2.950 lao động. Nguồn vốn bổ sung bình quân hàng năm khoảng gần 1 tỷ đồng, đến nay tổng nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm tại Ngân hàng CSXH huyện đã tích lũy được trên 10 tỷ đồng. Số LĐNT được tạo việc làm mới thông qua dự án 120 là trên 1.500 lao động.

Bảng 2.6: Tạo việc làm mới cho người lao động huyện Phú Bình giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Người

Năm

Chương trình 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tạo việc làm mới tại chỗ 1.032 1130 1393 1334 1227 1245 1470 Số lao động được vay vốn GQVL (120) 250 250 245 234 182 181 231

Tạo việc làm của cơ sở SXKD 527 550 665 667 696 692 640

Xuất khẩu lao động 103 112 124 113 125 130 130

Lao động đi làm việc ngoài tỉnh 382 470 602 552 720 752 699

Tổng 2.294 2.512 3.029 2.900 2.950 3.000 3170

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình)

Qua 5 năm cho thấy: nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được đầu tư cho việc phát triển nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Bình. Trong 5 năm có 35% vốn của Quỹ được cho vay để phát triển sản xuất nông nghiệp; 20% vốn được cho vay để phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; 45% vốn Quỹ được cho vay khu vực kinh tế phi kết cấu với mục đích hỗ trợ các đối tượng này tự tạo thêm việc làm ổn định.

Quản lý và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích, hoạt động của Quỹ quốc gia về việc làm của huyện góp phần đáng kể trong thay đổi nhận thức của LĐNT về việc làm, khuyến khích LĐNT phát triển sản xuất, tự tạo việc làm cho bản thân và tạo việc làm mới cho xã hội. Các nguồn hỗ trợ trong công tác dạy nghề cho LĐNT của huyện góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Như vậy, với nguồn vốn vay này đã góp phần tăng số LĐNT của huyện có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thời gian sử dụng lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH, HĐH. Trong sản xuất nơng nghiệp có sự chuyển dịch khá rõ nét với xu hướng từ trồng trọt sang chăn nuôi, phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương, các ngành chế biến nông sản và dịch vụ.

Nguồn vốn đã sử dụng nguồn lực sẵn có của mỗi gia đình, mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, doanh nghiệp góp phần vào sự định hướng đầu tư đúng đắn trong phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp phát triển ngành nghề truyền thống như: phát triển trồng cây nông sản, chế biến nông sản, đặc biệt là các sản phẩm liên quan tới cây chè, cây ăn quả lâu năm… Ngoài ra, xuất hiện nhiều mơ hình tạo việc làm có hiệu quả: mơ hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất chế biến lâm sản; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống (mộc, mây tre đan, lồng sắt…), lồng ghép với chương trình tổ nhóm giúp nhau làm kinh tế của thanh niên, phụ nữ, nơng dân.

Tuy nhiên, q trình thực hiện việc vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm còn tồn tại hạn chế cần khắc phục như: cơ hội tiếp cận với nguồn vốn của lao động nơng thơn cịn ít so với yêu cầu của thực tế về sử dụng vốn vay. Nguyên nhân chủ yếu: đối tượng vay vốn Ngân hàng CSXH là các hộ nghèo và cận nghèo, nên với những lao động muốn mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh không thể vay được; đối với nguồn vốn của các tổ chức chính trị- xã hội thì đối tượng là những đồn viên, hội viên sinh hoạt trong tổ chức đó, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện có lúc, có chỗ chưa chặt chẽ. Sự phân định nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn theo chức năng của mỗi ngành có điểm chưa được cụ thể rõ ràng nên trong quá trình triển khai cịn có nhiều vướng mắc…

2.3.4 Về công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quản lý nhà nước về tạo việc làm

cho lao động nơng thơn của huyện Phú Bình.

Phịng Lao động - TB&XH huyện Phú Bình tích cực tham mưu cho UBND huyện tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai hệ thống văn bản pháp luật về việc làm tới từng người dân. Đặc biệt, các cơ quan quản lý địa phương có các văn bản cụ thể để tổ chức triển khai, tuyên truyền và thi hành có hiệu quả, cụ thể là các quy định tại Bộ Luật lao động 2012, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Việc làm…

Thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường lao động, gắn liền với việc theo dõi và cung cấp thông tin về thị trường lao động, góp phần khơng nhỏ trong việc định hướng nghề nghiệp cho LĐNT, lựa chọn ngành nghề học, cơ sở giáo dục nắm bắt được sự chuyển biến trong lĩnh vực đào tạo để phù hợp với thị trường lao động. Khi nắm bắt được diễn biến thị trường lao động, giúp cơ quan QLNN về lao động và việc làm nắm được quy luật về sự vận động trong thị trường lao động để đưa ra những nhận định, đánh giá trong quá trình tham mưu định hướng đầu tư cho các cấp có thẩm quyền. UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm các cơ quan như: Phòng Lao động - TB&XH huyện, Bảo hiểm xã hội huyện, Công an huyện, Liên đoàn lao động huyện… hàng năm kiểm tra tình hình sử dụng lao động ở các doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng “lao động đặc biệt” với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện, để đảm bảo cho việc thực thi pháp luật và quyền, lợi ích hợp pháp cho NLĐ. Khi phát hiện thấy các chủ sử dụng lao động không thực hiện đúng pháp luật về chế độ chính sách với NLĐ thì có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật, nhằm khắc phục những sai phạm và ngăn ngừa vi phạm phát sinh.

Tích cực kiểm tra, giám sát các Trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm, công tác tuyển dụng và thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện, tăng cường giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án của huyện để phát triển sản xuất, tạo việc làm cho LĐNT, thực hiện chương trình vay vốn quốc gia để GQVL.

Ngoài ra, cơ quan thực hiện QLNN về việc làm thực hiện việc khởi kiện vụ án tranh chấp lao động tại Tòa án nhân dân huyện để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi bổ sung năm 2011). Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để u cầu Tịa án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”.

2.3.5 Về hợp tác xuất khẩu lao động cho lao động nơng thơn huyện Phú Bình

Tạo việc làm và xuất khẩu lao động hiện nay là nhiệm vụ quan trọng vừa vì an sinh xã hội, vừa là động lực của sự phát triển. Xác định xuất khẩu lao động là một trong các giải pháp của huyện để giải quyết và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động của huyện chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với các doanh nghiệp có chức năng tuyển lao động xuất khẩu trên địa bàn. Huyện ban hành nhiều văn bản và thực hiện các chương trình hỗ trợ xuất khẩu lao động. Đặc biệt là chương trình: “Thực hiện dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. Các xã, thị trấn đã tổ chức, tuyên truyền phổ biến các văn bản như: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng, các Nghị định và Thơng tư hướng dẫn kèm theo để người dân biết thực hiện, đồng thời cũng ngăn ngừa hiện tượng lao động bị lừa khi có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Từ năm 2011- 2017, toàn huyện đưa được 837 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng ở các thị trường như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản… Số tiền gửi về gia đình qua 03 ngân hàng (Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng đầu tư và phát triển; Ngân hàng công thương), trong 7 năm (2011- 2017) khoảng trên 100 tỷ VNĐ. Ngồi ra, người lao động cịn gửi tiền về qua gửi trao tay hoặc dịch vụ chuyển tiển khác… Công tác xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội có ý nghĩa chiến lược, là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta nói chung và của huyện Phú Bình nói riêng trong quá trình hội nhập sâu rộng về kinh tế, phù hợp với nguyện vọng của lao động nơng thơn, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề, tác phong làm việc công nghiệp cho LĐNT. Việc đề ra chương trình đưa LĐNT đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi là phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện cơng tác xóa đói, giảm nghèo tại

huyện, cải thiện cơ bản đời sống của nhân dân góp phần phát triển kinh tế địa phương nhanh và bền vững.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động hợp tác quốc tế về lao động và tạo việc làm cho LĐNT cịn những hạn chế, gặp những khó khăn như: quản lý chất lượng đội ngũ lao động xuất khẩu, trình độ ngoại ngữ của NLĐ rất thấp, tình trạng bỏ trốn khi lao động đã ở nước ngoài. Cơ quan QLNN ở các cấp tại địa phương chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát; cơ chế, chính sách được ban hành chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho NLĐ và doanh nghiệp XKLĐ. Do vậy, trong thời gian tới huyện cần có những chính sách phù hợp để hồn thiện cơng tác QLNN trong lĩnh vực XKLĐ, cũng như hợp tác quốc tế về lao động và tạo việc làm.

2.3.6 Về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thơn

Khơng thể có việc làm tốt nếu khơng có đội ngũ lao động tốt và ngược lại không thể phát triển nguồn nhân lực tốt nếu khơng có việc làm tốt. Việc làm với vấn đề đào tạo nghề có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau. Những năm qua huyện Phú Bình ln quan tâm đến cơng tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung và lao động nơng thơn nói riêng, coi đó là một trong những biện pháp quan trọng để tạo cơ hội có việc làm cho người lao động.

Huyện Phú Bình đã ban hành một số chính sách cụ thể liên quan đến đào tạo nghề cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)