3.1 Phương hướng, mục tiêu về làm việc cho lao động nông thôn huyện Phú
3.1.2 Phương hướng của tỉnh Thái Nguyên về tạo việc làm cho lao động
Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và các Nghị quyết của cấp uỷ Đảng về lĩnh vực này, để GQVL cho LĐNT đạt hiệu quả cao, tỉnh Thái Nguyên quán triệt những quan điểm sau:
- GQVL cho LĐNT tỉnh Thái Nguyên phải đặt trong chiến lược tổng thể đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh từ nay đến năm 2020. Đồng thời phải tạo được sự nhận thức và hành động thống nhất coi GQVL cho LĐNT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng và sự nỗ lực cao của mỗi người lao động.
- Phải coi GQVL cho LĐNT là một chương trình KT - XH hàng đầu trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh đến năm 2020. Đồng thời có cơ chế khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp và đa dạng hoá phương thức GQVL phù hợp cho LĐNT tỉnh Thái Nguyên.
- GQVL cho LĐNT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 phải trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế của tỉnh và các địa phương trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, chủ động, tích cực thực hiện liên doanh, liên kết kinh tế giữa các địa phương, nhất là tiềm năng, lợi thế về lao động.
- GQVL cho LĐNT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo theo yêu cầu phát triển bền vững.
- Thúc đẩy phát triển những lĩnh vực sản xuất của tỉnh Thái Nguyên còn nhiều tiềm năng, lợi thế như: khai thác chế biến đá, than, vàng, quặng, sản xuất gạch, ngói, xi măng; phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản; phát triển dịch vụ, du lịch. Đặc biệt chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút được ngày càng nhiều lao động nông nghiệp, nông thôn. Coi trọng phát triển ngành nghề truyền thống tiểu, thủ công nghiệp bằng những chính sách, cơ chế ưu đãi về vốn, về tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp cần thiết khác để khuyến khích tạo việc làm, thu hút LĐNT. Khuyến khích những cơ sở, hộ gia đình và cá nhân có vốn tổ chức sản xuất tạo việc làm thu hút nhiều lao động.
- Duy trì, đảm bảo việc làm ổn định cho LĐNT chuyển sang hoạt động trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là phải kịp thời GQVL cho những lao động bị thu hồi đất thông qua các chính sách đền bù, hỗ trợ của các nhà đầu tư được giao đất và của Nhà nước, địa phương; sự trợ giúp của Nhà nước về thuế, vốn, công nghệ và lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, tạo việc làm, đào tạo lại nghề cho số lao động dôi dư từ các doanh nghiệp.
- Tăng cường hỗ trợ trực tiếp để GQVL cho LĐNT ra đô thị tìm việc làm, nhưng bị thất nghiệp và lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn bằng Quỹ quốc gia về việc làm,
thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về lập quỹ GQVL cho người tàn tật, khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động là người tàn tật.
- Tiếp tục đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, thực hiện thâm canh, tăng vụ, trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế vườn đồi… lồng ghép các chương trình dự án như: thực hiện Chương trình 120 cho vay vốn GQVL, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình trồng rừng… thực hiện xã hội hoá GQVL, khuyến khích các ngành, các cấp, các gia đình và cá nhân khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực, chủ động tham gia GQVL.
- Tạo chuyển biến cơ bản về phát triển thương mại và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh dịch vụ, nhất là lĩnh vực du lịch sinh thái và du lịch tâm linh, thúc đẩy phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phân công lại lao động xã hội trên địa bàn.
- Kết hợp giữa tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn nông thôn huyện với tìm kiếm việc làm ở địa bàn khác trong huyện và ngoài huyện.