Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 83)

2.4 Đánh giá chung về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong công

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Hạn chế

Nhìn chung, tạo việc làm cho LĐNT huyện Phú Bình đã tạo nhiều cơ hội cũng như điều kiện cho LĐNT có thêm việc làm, cải thiện đời sống. Nhưng bên cạnh đó, cịn nhiều bất cập, tồn tại trong công tác quản lý tạo việc làm cho LĐNT:

- Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về tạo việc làm cho LĐNT, nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ, chưa sát với thực tiễn; việc triển khai thực hiện chính sách cịn lúng túng, chậm, hiệu quả thấp.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách chưa được thường xuyên, các vi phạm còn chưa được xử lý nghiêm, ảnh hưởng đến việc tạo việc làm và phát triển thị trường lao động. Sự vào cuộc của các ban, ngành, đồn thể của huyện cịn thiếu sự đồng bộ, nên chưa tạo được kết quả cao trong công tác tạo việc làm cho LĐNT.

- Tạo việc làm cho LĐNT còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế như: chưa tạo được nhiều cơ hội thuận lợi cho LĐNT vay vốn để lập nghiệp; nhu cầu về việc làm của LĐNT nhiều, nhưng nguồn lực cho việc hỗ trợ tạo việc làm cho LĐNT hạn chế, hoặc tạo việc làm chưa mang tính bền vững.

+ Quy mô đào tạo chuyên mơn kỹ thuật cho LĐNT ở Phú Bình cịn nhỏ. Hiện nay, nơng thơn thiếu nhân lực chuyên môn kỹ thuật ở tất cả cấp trình độ, trong đó đặc biệt là thiếu lao động trình độ cao (Đại học, trên Đại học), công nhân kỹ thuật lành nghề và lành nghề cao.

+ Đa số các Trung tâm dạy nghề, cơ sở giới thiệu việc làm có dạy nghề, cơ sở dạy nghề tư nhân, cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước trong tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn, không theo kịp cơng nghệ hiện đại. Đầu tư tài chính cho đào tạo nghề cho LĐNT cịn ít và phân tán, ngân sách Nhà nước chỉ cấp 20%. Do đó, các cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT chưa đáp ứng được quy mô, chất lượng theo nhu cầu của NSDLĐ và thị trường lao động.

+ Chương trình cịn hạn chế trong cập nhật kiến thức mới, cơng nghệ mới, các chương trình thực tập, rèn luyện kỹ năng thực hành chưa được đổi mới nhanh và hiện đại hoá, phù hợp với xu thế đào tạo của các nước có hệ thống đào tạo hiện đại trong khu vực. + Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên các cơ sở đào tạo, dạy nghề chưa thành phổ biến. Hàng năm, trong tổng số giáo viên, số được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật của hệ thống các trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn huyện chiếm 15%.

+ Đào tạo nghề ngắn hạn còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động được đào tạo nghề hàng năm của nông thôn. Các nghề này chỉ đáp ứng cho nhu cầu trước mắt, nhưng về lâu dài, việc phát triển các ngành nghề mới, ngành nghề có cơng nghệ hiện đại... thì lao động qua đào tạo ngắn hạn phải tiếp tục được đào tạo dài hạn để đáp ứng cho quá trình phát triển này.

2.4.2.2 Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế

+ Nguyên nhân khách quan

Khu vực nông thôn cơ sở vật chất chưa được đầu tư nhiều, cịn nhiều hộ gia đình nghèo, LĐNT ít nhiều bị ảnh hưởng tiêu cực của những thói quen lạc hậu, tâm lý tiểu nơng của người sản xuất nhỏ.

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế phải đối mặt với những thách thức lớn như: cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngồi nước; một bộ phận doanh nghiệp khơng thích nghi kịp, có nguy cơ phá sản dẫn đến NLĐ thất nghiệp, thiếu việc làm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hội nhập; di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị...

Nguồn lực, ngân sách đầu tư cho các chương trình hỗ trợ tạo việc làm cịn hạn chế, chưa đáp ứng được nhiệm vụ và nhu cầu việc làm của LĐNT.

+ Ngun nhân chủ quan

Chính quyền huyện Phú Bình chưa có sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư đồng bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội, nhất là hỗ trợ tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện. Chưa đầu tư nhiều cho việc định hướng nghề nghiệp cho LĐNT, đặc biệt là các vùng có nguy cơ như khu vực quy hoạch, khu vực bị thu hồi đất...

Chưa có quy hoạch đầu tư, ưu tiên một số ngành để có chính sách cụ thể cho phát triển trang trại, phát huy thế mạnh của các ngành nghề truyền thống, từ đó hỗ trợ GQVL trong đó phần lớn là LĐNT.

Các thủ tục hành chính cũng là vấn đề cản trở đối với công tác tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Phú B ình.

Bộ máy tổ chức thực hiện chưa được thống nhất từ huyện đến xã, thị trấn; cấp huyện chỉ có 01 cán bộ chuyên trách theo dõi thực hiện công tác GQVL; cán bộ tăng cường về xã chưa có khả năng và chưa chủ động giúp Lãnh đạo xã xây dựng kế hoạch GQVL. Bộ máy tổ chức - cán bộ làm công tác lao động, việc làm từ huyện đến xã, thị trấn cịn có nhiều biến động, mặt khác lại ít được đầu tư nâng cao năng lực, chưa nắm chắc được thông tin thị trường lao động để chủ động phối hợp giới thiệu, tạo việc làm cho LĐNT. Một số xã chưa thực sự vào cuộc trong công tác tạo việc làm, thiếu sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, cịn tình trạng phó mặc nhiệm vụ này cho ngành lao động thương binh và xã hội.

Bản thân LĐNT chưa tự nhận thức phấn đấu vươn lên, tu dưỡng rèn luyện về chuyên mơn, thường hay bằng lịng với những gì mình đã có, chủ yếu dựa vào truyền thống, kinh nghiệm lâu năm của mình, suy nghĩ thiếu sự sáng tạo, ít chịu thay đổi để nắm bắt cái mới.

Trong những năm tới, công tác giải quyết và tạo việc làm của huyện Phú Bình cịn nhiều vấn đề nan giải. Những thuận lợi cơ bản trong lĩnh vực này là Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, coi tạo việc làm cho LĐNT là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong mọi chính sách KT- XH.

Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2016 - 2020) của huyện đã được hoạch định với nhiều chính sách và giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, tạo nguồn lực cho phát triển việc làm. Bên cạnh đó được sự đầu tư lớn của tỉnh Thái Nguyên cũng sẽ tạo điều kiện tốt để tạo việc làm, giảm thất nghiệp.

Cùng với cả nước, trong những năm tới, tạo việc làm mới và GQVL thêm cho LĐNT của huyện Phú Bình cũng chịu những tác động khách quan, chủ quan, các yếu tố bên trong và bên ngoài. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của xu hướng tồn cầu hố kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn đứng trước thách thức nghiêm trọng, trong đó có vấn đề duy trì và bảo đảm việc làm cho NLĐ.

Những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với công tác lao động, tạo việc làm của huyện Phú Bình trong thời gian tới là:

- Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, những thách thức của cách mạng khoa học công nghệ và xu thế tồn cầu hố kinh tế đã đặt lực lượng lao động nước ta nói chung, huyện Phú Bình nói riêng trước những u cầu chuyển đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng đào tạo, rèn luyện tác phong, kỷ luật công nghiệp.

- Đào tạo nghề, nâng cao trình độ nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho LĐNT phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, nhất là cho các ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút nhiều lao động của huyện, đòi hỏi phải nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. - Yêu cầu triển khai các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm, trong đó phát triển KT- XH, mở mang sản xuất - kinh doanh là hướng chủ đạo tạo việc làm mới cho NLĐ, đồng thời tăng cường các giải pháp chính sách hỗ trợ trực tiếp thông qua chương trình cho vay vốn GQVL.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên và điều kiện phát triển KT-XH của huyện cho có thể thấy rằng điều kiện tự nhiên thuận lợi như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn và nguồn tài nguyên đất đai là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình; tình hình kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2011 – 2017 đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt (năm 2011 thu nhập bình quân đầu người 14 triệu đồng/người/năm, năm 2017 là 47 triệu đồng/người/năm). Chương 2, cũng đã điều tra, tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng về lao động- việc làm và công tác QLNN của huyện Phú Bình về việc làm cho LĐNT trong những năm vừa qua. Qua đánh giá kết quả công tác QLNN về tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời gian qua cho ta thấy đã có những bước chuyển biến quan trọng, góp phần tích cực phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, hoạt động này còn bộc lộ nhiều hạn chế, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan của người lao động, công tác quản lý nhà nước về lao động và tạo việc làm còn nhiều yếu kém, cơ chế phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ. Trong thời gian tới, cần tập trung đẩy mạnh các biện pháp, có những giải pháp hiệu quả, nhằm thúc đẩy tạo việc làm cho lao động nông thơn trên địa bàn huyện Phú Bình.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THƠN HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)