Hội nghị, hội thảo, nghiên cứu về phát triển nhân lực logistics Việt Nam

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 144 - 147)

- Về chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, của Chính phủ

49 trường đào tạo ngành/chuyên ngành 4.100 chỉ tiêu tuyển sinh

6.3.2.7. Hội nghị, hội thảo, nghiên cứu về phát triển nhân lực logistics Việt Nam

Ngày 19/3/2021, tại TP. Hồ Chí Minh, Chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực Aus4skill đã tổ chức Hội thảo trực tuyến hướng dẫn cách sử dụng Bộ tài liệu giảng viên và tài liệu học tập ngành logistics với mục đích nhằm chia sẻ một số kiến thức nền tảng và thống nhất trong việc phát triển các tài liệu dạy và học theo năng lực; đồng thời, giới thiệu khuôn khổ và kiến trúc làm nền tảng cho tài liệu hướng dẫn dạy và học theo năng lực trong đào tạo ngành logistics tại Việt Nam được xây dựng trong thời gian gần đây. Ngồi ra, hội thảo cịn cung cấp hướng dẫn về cách sử dụng tài liệu giảng viên đánh giá và hướng dẫn học tập. Bộ sách gồm 6 cuốn tài liệu nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng để sinh viên phát triển những năng lực cần thiết.

Hội thảo xây dựng Bộ tiêu chuẩn nghề (OS-OSS) do Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) tổ chức ngày 6/5/2021 nhằm phân tích những vấn đề cịn tồn tại nhiều năm

qua của ngành logistics như sinh viên mới tốt nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng hay các vị trí quan trọng trong thực tế lại khơng có chương trình đào tạo; thiết lập mã định danh cho từng loại vị trí liên quan đến logistics...

Ngày 25/8/2021, Chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills) phối hợp với VLA và VLI tổ chức Hội thảo Quốc tế trực tuyến “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Logistics Việt Nam hướng đến sự thích ứng trước những biến động và rủi ro”. Hội thảo có sự tham gia của các giáo sư hàng đầu đến từ Đức, Úc, Canada; các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, đại diện các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp logistics. Mục đích của hội thảo là nhằm định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics để thích ứng trước những biến động và rủi ro của môi trường hoạt động trong nước và quốc tế; nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về sự cấp thiết của việc xây dựng chiến lược nguồn nhân lực nhằm phát triển hướng tới sự phát triển bền vững; tăng cường tính kết nối giữa nhà trường, Nhà nước và doanh nghiệp trong hoạt động phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics.

Ngày 15/10/2021, Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (VCCI) phối hợp với Australia Aid tổ chức Diễn đàn và công bố Báo cáo Dự báo kỹ năng cho lao động ngành logistics giai đoạn 2021 - 2023 do Hội đồng Tư vấn Kỹ năng nghề ngành logistics thực hiện. Báo cáo đã chỉ ra các vị trí cơng việc đang thiếu nhân lực logistics vì khó tuyển dụng; những kiến thức và kỹ năng mà nhân sự logistics Việt Nam đang sở hữu và đóng vai trị quan trọng nhất đối với thành công trong công việc của nhân sự logistics; các xu hướng xã hội, kinh doanh và công nghệ tiêu biểu tác động đến nhu cầu nhân sự logistics. Trên cơ sở đó, Báo cáo đưa ra một số đề xuất và kiến nghị cho đào tạo nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam một cách thực tế và hiệu quả.

Ngày 16/11/2021, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện thường niên VALOMA CONFEST’21, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Đào tạo logistics theo Mơ hình COE - Center of Excellence” nhằm giới thiệu về mơ hình COE cũng như chia sẻ kinh nghiệm của nhà trường (Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) và doanh nghiệp (Smartlog, Atalink, Logistics DTK) về các phần mềm ứng dụng, thực hành trong đào tạo nhân lực logistics. Tại hội thảo, Ban Đào tạo của Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam cũng đã đề xuất mơ hình VALOMA COE nhằm tăng cường hoạt động thực hành, thực tập trong đào tạo nhân lực logistics.

Hình 53: Mơ hình VALOMA COE trong đào tạo nhân lực logistics

Nguồn: Ban Đào tạo, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (11/2021)

Theo đó, Ban Đào tạo VALOMA nhận định, đào tạo nhân lực logistics tại Việt Nam đang có hạn chế rất lớn là thiên về đào tạo lý thuyết, chưa chú trọng hoạt động thực hành, thực tập; thể hiện trên một số khía cạnh như sau: chương trình đào tạo chính khố chiếm tỷ trọng lớn trên 90%, trong khi hoạt động thực tế, hoạt động ngoại khoá chỉ chiếm dưới 10%; cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập lý thuyết chiếm hơn 90%, trong khi cơ sở vật chất để thực hành chỉ chiếm dưới 10%; giáo viên cơ hữu của trường chiếm tới hơn 70 - 80%, trong khi giảng viên từ doanh nghiệp dưới 20 - 30%. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể hồ nhập ngay vào mơi trường thực tế, các cơ sở đào tạo logistics cần ứng dụng mơ hình COE - hình thành một nhóm các chun gia có kiến thức vững vàng và cập nhật, kinh nghiệm thực tế phong phú, kỹ năng mơ hình hố và chuyển giao thông qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện để tập trung vào việc thiết kế các tiêu chuẩn nghề nghiệp, chuẩn đầu ra theo thông lệ quốc gia/quốc tế; chuyển giao giải pháp ứng dụng thực tế trong đào tạo cũng như vận hành thực tiễn tại doanh nghiệp. Dưới sự dẫn dắt của nhóm COE này, hoạt động đào tạo nhân lực logistics sẽ áp dụng một số phương pháp mới như phương pháp học tập trên cơ sở giải quyết vấn đề (PBL - Problem Based Learning); đào tạo cấp chứng nhận theo năng lực thực hiện (CBL - Competency Based Learning) và đào tạo theo quá trình Nhận biết - Thiết kế - Triển khai - Vận hành; từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics cung cấp cho thị trường lao động.

Để triển khai được mơ hình COE, các cơ sở đào tạo phải xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phù hợp các tiêu chuẩn nghề nghiệp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực hành, thực tế tại trường; phát triển nhân lực nịng cốt cho mơ hình COE thơng qua tập huấn chuyên gia; đưa thực tế sản xuất, kinh doanh vào nhà trường thông qua thoả thuận hợp tác với doanh nghiệp…

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)