- Dịch bệnh bùng phát ngưng trệ hoạt động của các cảng biển Trung Quốc
12 06 tuyến vận tải đường thủy chính khu vực miền Nam, gồm: 02 tuyến quốc tế từ biển Đông qua Việt Nam sang Campuchia Thái Lan (Tuyến sông Tiền từ Cửa Tiểu Biên giới Campuchia và Tuyến sông Hậu từ Cửa
2.6.3. Trung tâm logistics đang trong quá trình triển khai xây dựng
Dự án Trung tâm logistics Bắc Trung bộ tại khu kinh tế Nghi Sơn, thuộc tổ hợp chung với dự
án hạ tầng KCN số 6 - Khu Kinh tế Nghi Sơn. Tổ hợp dự án được triển khai trên diện tích 395 ha (370 ha đất KCN số 6 và 25 ha đất thuộc quy hoạch cảng biển). Hiện tại, dự án đang nhận được sự quan tâm của 3 doanh nghiệp lớn gồm Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý Tài sản Á Châu (ASHICO), Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gịn - Cơng ty CP dịch vụ biển Tân cảng (SNP-TCO) và Công ty CP Hàng hải Tân Cảng miền Bắc (TCM). Trung tâm logistics ngoài đáp ứng toàn bộ nhu cầu trên địa bàn tỉnh, còn vươn ra khu vực các tỉnh khác, như: Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An và Bắc Hà Tĩnh. Hình thành trung tâm dịch vụ logistics đạt tiêu chí hạng II - cấp vùng, vị trí gắn với Cảng biển Nghi Sơn.
Dự án Trung tâm Logistics ECPVN Bình Dương 2 của Cơng ty Emergent Việt Nam Logistics
Development Pte, Singapore, vốn đầu tư 34,4 triệu USD tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B, TP. Dĩ An.
Trung tâm Logistics Vinatrans Đà Nẵng: đã được khởi công vào sáng ngày 29/3, tại Khu
cơng nghiệp Hịa Cầm (TP. Đà Nẵng), chủ đầu tư là Công ty CP Giao nhận vận tải Miền Trung. Dự án có tổng diện tích hơn 1 ha, hệ thống kho có chức năng phân phối, lưu trữ hàng thủy hải sản, hàng hóa thực phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG), hàng thực phẩm tươi sống, trái cây nhập khẩu, hàng hóa nguyên vật liệu, v.v, phục vụ cho các công ty xuất nhập khẩu thủy sản, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh thương mại trong lĩnh vực thực phẩm đông lạnh và mát tại TP. Đà Nẵng, khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trung tâm này sẽ tập trung phát triển dịch vụ logistics cho hàng hóa có yêu cầu bảo quản nhiệt độ từ -25 độ C đến các nhiệt độ từ 0 độ C trở lên. Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 9/2021.
Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc do Liên danh Tập đoàn T&T Group (Việt Nam) - Tập đoàn
YCH Holdings (Singapore) làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư gần 200 triệu USD đã được đề xuất triển khai trên địa bàn thị trấn Hương Canh và xã Sơn Lơi, huyện Bình Xun, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện, nhà đầu tư đã hoàn thành những thủ tục pháp lý cuối cùng tiến hành khởi công dự án. Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc được hy vọng sẽ là điểm kết nối chính trong cho chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu và khu vực giữa Trung Quốc, Việt Nam, ASEAN, Ấn Độ và các thị trường quốc tế khác.
Những dự án trên được ra đời đáp ứng nhu cầu kết nối tồn hệ thống, giảm thiểu chi phí logistics, là lời giải cho bài tốn gia tăng đầu tư cơng nghiệp nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng kho bãi kết nối và vận tải hàng hóa chưa kịp đáp ứng. Sau hàng loạt các chính sách của chính phủ nhằm thu hút đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, tiến tới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, có thể thấy, bất động sản logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển bởi nhu cầu mở rộng thị phần tại Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư hiện đang cố gắng tìm kiếm và phát triển quỹ đất, xây dựng dựng nhà kho ở các vị trí thuận lợi, có kết nối hạ tầng tốt, thuận lợi đi vào các thành phố trung tâm, cảng biển. Theo công ty môi giới và tư vấn đầu tư bất động sản CBRE, dự báo nhu cầu về nhà kho tại Việt Nam sẽ tăng 4-11% trong năm tới sau khi đại dịch kết thúc. Việc triển khai xây dựng các trung tâm logistics trong những năm tới sẽ từng bước thực hiện Quyết định 1012/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu phát triển: Các trung tâm logistics hạng I, hạng II và chuyên dùng trên toàn quốc. Từ hiện trạng đầu tư trung tâm Logistics cũng như các kế hoạch sắp được triển khai, điển hình như ICD Vĩnh Phúc hay trung tâm logistics Cát Lái mới được đề xuất thực hiện, có thể thấy, hình thành các trung tâm lớn tích hợp đầy đủ chức năng và kết nối nhiều phương thức vận tải sẽ là xu hướng trong thời gian tới.
Bên cạnh các trung tâm logistics với quy mơ lớn, tích hợp nhiều chức năng; nhiều kho siêu nhỏ chuyên phục vụ thương mại điện tử có thể sẽ là xu hướng trong năm 2022, hình thành nhiều điểm trong mạng lưới logistics, đưa hàng hóa tới gần khách hàng hơn, rút ngắn thời gian giao hàng, thuận lợi hóa q trình giao hàng chặng cuối.