Tổng cục Đường bộ Việt Nam, 01.

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 41 - 44)

- Dịch bệnh bùng phát ngưng trệ hoạt động của các cảng biển Trung Quốc

2 Tổng cục Đường bộ Việt Nam, 01.

Các tuyến đường cao tốc được đầu tư xây dựng trên các trục giao thông xương sống của khu vực, kết nối liên vùng có sức lan tỏa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng miền và cả nước. Tuy nhiên, mạng lưới đường cao tốc của nước ta nói chung cịn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chiều dài đường cao tốc còn thấp so với các nước phát triển, mật độ phân bổ chưa đồng đều giữa các khu vực, một số trục có nhu cầu vận tải lớn chưa hình thành hệ thống đường cao tốc đặc biệt là trục Bắc - Nam.

Hệ thống quốc lộ được trải mặt nhựa đạt khoảng 62.87%, cịn lại là mặt đường bê tơng xi măng, láng nhựa và cấp thôi. Chất lượng mặt đường mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn xảy ra tình trạng hư hỏng như hằn lún vệt bánh xe, ổ gà, nứt, vỡ. Đường bộ có quy mơ 1 làn xe chiếm 11,04%, đường có quy mơ 2 làn xe chiếm khoảng 74,53%, đường có quy mơ 4 làn xe chiếm 13,93%, đường từ 6 đến 10 làn xe chiếm 0,5% còn lại là đường xen kẽ với các bề rộng khác nhau. Có thể thấy đường với quy mô 4 làn xe trở lên chiếm tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải cần thiết, đặc biệt là các trục có nhu cầu vận tải lớn, nhiều xe tải hạng nặng, xe đầu kéo sơ-mi rơ-mooc, xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm.

Bảng 4: Hiện trạng cơ sở hạ tầng đường bộ và mục tiêu quy hoạch đến năm 2030

TT Hạng mục Hiện trạng 2020 - 2021 Mục tiêu đến năm 2030

1 Quốc lộ • Hiện trạng: 25.079 km/125 tuyến • Đường Hồ Chí Minh: 2.657 km • Đường ven biển: 1.259 km

• Tổng chiều dài quy hoạch khoảng 32.000 km/174 tuyến + Nâng cấp, cải tạo đạt cấp khoảng 4.700 km/106 đoạn tuyến + Nối thông tuyến đường HCM

+ Đầu tư đường ven biển 2 Cao tốc • Khai thác 1.163 km (951 km đạt

chuẩn cao tốc; 212 km phân kỳ) • Đang xây dựng: 916 km

• 2021-2030: đạt khoảng 5.000 km đường cao tốc

3 Vành đai

đơ thị • Hà Nội: Cơ bản nối thơng Vành đai 3• TP. HCM: Cơ bản nối thơng Vành đai 2 • Hà Nội: Vành đai 4 (102 km), khởi công xây dựng Vành đai 5 (272 km) • TP. HCM: Vành đai 3 (92 km), khởi công xây dựng Vành đai 4

(200 km)

Nguồn: Tổng cục Đường bộ Việt Nam (2021)

Theo Bộ Giao thông vận tải, 10 dự án đường bộ quan trọng, cấp bách (tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng) sẽ hoàn thành trong năm 2021, gồm: Dự án đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Cải tạo, nâng cấp QL53 đoạn Trà Vinh - Long Toàn; QL27 đoạn tránh Liên Khương; Nâng cấp QL30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự; Đường nối QL4C và 4D (Km238 - Km414); QL3B (Km0 - Km 66+600); Nâng cấp mặt đường tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp; Cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL24; Cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25; Cải tạo, nâng cấp QL57 đoạn từ bến phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày.

Trong những năm tới, Hà Nội sẽ cố gắng tối đa cho dự án đường Vành đai 4, TP. Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên cho đường Vành đai 3 nhằm kết nối các địa phương xung quanh, giúp vận chuyển hàng hóa đến cảng biển, khu cơng nghiệp như đường cao tốc Biên Hịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh. Riêng với khu vực ĐBSCL, hiện nay, hàng hóa phải vận chuyển đến TP. Hồ Chí Minh để xuất khẩu đi các nước, gây tốn kém, lãng phí. Bộ Giao thơng vận tải đã báo cáo Chính phủ để hình thành cảng biển nước sâu ở ĐBSCL với đặc thù là cảng cách xa bờ, có thể tiếp nhận được tàu trọng tải lớn, hạn chế tình trạng phải nạo vét. Khu vực miền Trung ưu tiên khai thác các cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Quy Nhơn (Bình Định), Đà Nẵng, Vĩnh Tân (Bình Thuận). Lựa chọn một số cảng lớn để đầu tư nâng cấp tuyến đường kết nối. Từ đó, tạo cơ chế để phát triển hệ thống logistics.

Bảng 5: Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông đến năm 2030

TT Hạ tầng Nhu cầu vốn đầu tư Nguồn vốn

Nhu cầu Tỷ lệ NSNN Tỷ lệ Ngoài NSNN Tỷ lệ

1 Đường bộ 900.000 48% 597.413 66% 302.587 34%

2 Đường sắt 239.030 13% 238.107 100% 923 0% 3 Đường thủy nội địa 157.533 8% 28.919 18% 128.614 82% 4 Hàng hải 312.441 17% 15.441 5% 297.000 95% 5 Hàng không 265.150 14% 14.162 5% 250.988 95%

6 Tổng cộng 1.874.154 100% 894.042 48% 980.112 52%

Nguồn: Bộ Giao thông vận tải (2021)

Trong giai đoạn 2021 - 2030, hạ tầng giao thông đường bộ với nhiều dự án quan trọng quốc gia và dự án ưu tiên sẽ được đầu tư. Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đơng từ Lạng Sơn đến Cà Mau; các tuyến đường cao tốc kết nối liên vùng khu vực phía Bắc, kết nối miền Trung với Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Các tuyến cao tốc vành đai và các tuyến kết nối với Thủ đơ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các Quốc lộ chính yếu có tính chất kết nối quốc tế, kết nối liên vùng cũng được tập trung đầu tư với các nguồn vốn huy động từ vốn nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước. Một trong những điểm yếu nhất hiện nay của hệ thống hạ tầng giao thơng là kết nối giữa các loại hình vận tải cịn kém, dẫn đến khai thác chưa hiệu quả. Ví như Cảng Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhưng hiện mới chỉ khai thác được 50% công suất do giao thông kết nối kém, Quốc lộ 51 thường xun ùn tắc, khơng có đường giao thơng thuận lợi để đưa hàng hóa xuống cảng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư trong lĩnh vực đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 900.000 tỷ đồng (Bảng 5). Nguồn vốn NSNN dự kiến tiếp tục đầu tư các cơng trình khơng đầu tư theo phương thức đối tác cơng - tư và hỗ trợ cho các dự án đối tác công - tư kém hấp dẫn nhưng

đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho các khu vực khó khăn. Bộ Giao thơng vận tải đã đề xuất nhiều giải pháp thu hút mạnh và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, và tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế.

2.2. Hạ tầng giao thông đường sắt

Hiện nay, mạng lưới đường sắt quốc gia bao gồm 7 tuyến đi qua địa bàn 34 tỉnh, thành phố gồm 1 trục Bắc - Nam và 6 tuyến ở phía Bắc. Mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km, trong đó có 2.703 km tuyến chính và có 277 ga, bao gồm 3 loại khổ đường là 1.000 mm, chiếm 85%; 1.435 mm chiếm 6% và khổ đường lồng 1.000 mm và 1.435 mm chiếm 9%. Mật độ đường sắt hiện nay đạt 9.5 km/1000 km2, đạt mức trung bình ASEAN và thế giới, xếp 58/141 về mật độ mạng lưới3.

Trong năm 2021, có 4 dự án đường sắt quan trọng, cấp bách sẽ được hoàn thành (tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng) gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp các cơng trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh; Gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang; Cải tạo, nâng cấp các cơng trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gịn và Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh. Những dự án đầu tư cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt được hoàn thành đưa vào sử dụng đã từng bước nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng. Tốc độ chạy tàu và an toàn đường sắt được cải thiện. Mạng lưới đường sắt hiện tại đã tạo ra sự kết nối 4/6 vùng, 34 tỉnh/ thành phố, 3 tuyến trên hai hành lang chủ đạo Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chiếm 78% mạng lưới, đảm nhận 98% lượng hành khách và 88% lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt. Đường sắt Việt Nam cũng tăng cường sự gia tăng kết nối 2 cảng biển (Cái Lân, Hải Phịng), 2 cảng thủy nội địa (Việt Trì, Ninh Bình), và 1 cảng cạn (Lào Cai). Hiện nay vẫn tồn tại các hạn chế về cơ sở hạ tầng đường sắt tại các khu vực trọng điểm (Đồng Đăng; Yên Viên - Đông Anh) khi Đường sắt Việt Nam gia tăng vận chuyển đường sắt liên vận quốc tế như năng lực đón, lập và giải thể tàu liên vận quốc tế; hệ thống kho bãi tại các khu vực quá tải gây tắc nghẽn vào một số thời điểm nhất định. Tại các KCN lớn phía Bắc như KCN Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Ngun khơng có ga hàng hóa đường sắt hoặc không đủ điều kiện để tổ chức khai thác hàng xuất nhập khẩu dẫn đến việc khách hàng phải tổ chức đưa hàng về xếp dỡ tại bãi hàng ga Đồng Đăng, ga Yên Viên làm phát sinh thêm chi phí cũng như thời gian làm thủ tục xuất nhập hàng hóa. Ngồi ra, hệ thống đường sắt của Trung Quốc và các nước châu Âu được thiết kế theo khổ đường ray tiêu chuẩn 1.435 mm, trong khi đường sắt Việt Nam dùng khổ đường ray là 1.000 mm. Tuy nhiên, riêng đoạn từ Yên Viên đến ga Đồng Đăng là đường lồng, tức là gồm cả khổ đường ray 1.435 mm và 1.000 mm. Do đó, nếu hàng xuất khẩu từ phía Nam đưa về Yên Viên để chuyển sang toa tàu Trung Quốc thì khơng cần sang tải tại Đồng Đăng mà sẽ chạy thẳng qua Trung Quốc. Còn nếu tàu từ miền Nam chạy thẳng lên Đồng Đăng thì sang tải ở ga Đồng Đăng.

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)