Phát triển logistics tại doanh nghiệp để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 88 - 89)

- Dịch bệnh bùng phát ngưng trệ hoạt động của các cảng biển Trung Quốc

SẢN XUẤT, KINHDOANH

4.2. Phát triển logistics tại doanh nghiệp để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Từ đầu năm 2020 đến nay, do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải tạm dừng hoạt động hoặc giải thể. Những doanh nghiệp đang tiếp tục hoạt động thì gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản phẩm trung gian, cũng như vận chuyển, tiêu thụ và đưa sản phẩm hàng hoá đến khách hàng. Không chỉ nhu cầu của sản xuất, kinh doanh mà nhu cầu tiêu dùng của xã hội giảm, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy cũng làm trầm trọng thêm những thách thức, khó khăn mà các nhà sản xuất, kinh doanh phải đối mặt.

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh là không bảo đảm được q trình lưu thơng, vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh, do các quy định về phịng, chống dịch phức tạp và khơng thống nhất giữa nhiều địa phương. Đặc trưng của ngành cơng nghiệp là tính kết nối sản xuất theo chuỗi khơng phân biệt địa giới hành chính, do đó, các khó khăn về lưu thơng, vận chuyển hàng hóa do yêu cầu phòng dịch dẫn đến nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng - trong đó đặc biệt là chuỗi cung ứng lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu vào sản xuất của doanh nghiệp.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh và các quy định của nhiều địa phương về giãn cách xã hội, đơn hàng trong nước của nhiều ngành sản xuất cơng nghiệp như ơ tơ, cơ khí, thép... sụt giảm nghiêm trọng. Đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo như điện tử, dệt may và da - giày, các doanh nghiệp có thể có thêm các đơn hàng xuất khẩu mới. Tuy nhiên, nếu khơng sớm có các giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước, sớm quay trở lại sản xuất, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng quốc tế dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác, đến khi dịch được kiểm sốt, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh.

Trong hoàn cảnh mới, với nhiều bất trắc, khó đốn định diễn biến dịch bệnh, một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và chủ động trong

sản xuất, kinh doanh đó là phát triển hoạt động logistics trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động logistics tại doanh nghiệp của mình. Thậm chí cịn phát triển một số hoạt động và dịch vụ logistics vốn vẫn được thuê ngoài trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Hoạt động và dịch vụ quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay là thực thi và nâng cao năng lực thực thi các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 và phản ứng nhanh, linh hoạt trong mọi tình huống phát sinh tại doanh nghiệp. Tuỳ theo đặc thù và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của từng doanh nghiệp để triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến biện pháp “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”. Có thể coi đây là loại hình “logistics mới” tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong mùa dịch, đặc biệt là tại các doanh nghiệp quy mơ lớn có nhiều lao động.

Bên cạnh những hoạt động logistics “truyền thống” tại doanh nghiệp, các hoạt động “logistics mới” này cũng địi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ và đặc biệt là nguồn nhân lực, với mục tiêu là bảo vệ nguồn nhân lực, đội ngũ lao động của doanh nghiệp để đảm bảo sản xuất, kinh doanh được diễn ra bình thường, liên tục.

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)