Dịch vụ giao nhận

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 74 - 75)

- Dịch bệnh bùng phát ngưng trệ hoạt động của các cảng biển Trung Quốc

CHƯƠNG III:

3.3. Dịch vụ giao nhận

Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do hãng Agility công bố cho thấy Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu năm 2021, đồng nghĩa với dịch vụ giao nhận cũng có rất nhiều tiến bộ.

Tuy bị ảnh hưởng do Đại dịch Covid-19 nhưng 9 tháng năm 2021, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển vẫn giữ được mức hoạt động tương đối tốt khi hàng hóa vận chuyển tăng 14.6% so với cùng kỳ năm 2020.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch giao nhận, vận tải đang tích cực cơng tác chuyển đổi số ứng dụng các cơng nghệ tiên tiến như blockchain, điện tốn đám mây, trí tuệ nhân tạo... vào cơng việc hàng ngày cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ logistics, hạ thấp chi phí logistics, qua đó nâng cao một bước năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của các nhà xuất nhập khẩu trong và sau dịch Covid-19. Đây cũng là mục tiêu hiện nay là nâng cao chất lượng dịch vụ gia tăng cao của dịch vụ 3PL mà các doanh nghiệp giao nhận vận tải đang cung cấp.

Dịch vụ chuyển phát nhanh và giao hàng chặng cuối

Theo báo cáo do Allied Market Research phát hành năm 2021, thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam có doanh thu 632,6 triệu USD vào năm 2019 và ước tính đạt 2,19 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ CAGR là 22,4% trong giai đoạn 2020 - 2027.

Phân khúc B2C chiếm hơn 3/5 tổng thị phần vào năm 2019 và được dự báo sẽ duy trì tỷ trọng lớn nhất về doanh thu trong giai đoạn dự báo. Tuy nhiên, phân khúc B2B được dự báo sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng trung bình năm lớn nhất là 23,8% trong giai đoạn 2020 - 2027.

Xét theo mục đích sử dụng cuối cùng, phân khúc thương mại điện tử chiếm thị phần lớn nhất trong năm 2019, đóng góp hơn 4/5 doanh thu thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam và được dự báo sẽ duy trì vị thế dẫn đầu trong giai đoạn dự báo.

Phân khúc nội địa đóng góp tỷ trọng lớn nhất về mặt doanh thu, chiếm hơn 3/5 tổng thị phần vào năm 2019 và được dự báo sẽ tiếp tục vị trí dẫn đầu trong giai đoạn dự báo. Tuy nhiên, phân khúc quốc tế dự kiến sẽ đạt tốc độ CAGR là 23,7% nhanh nhất từ năm 2020 đến năm 2027. Trên thế giới, mơ hình nhượng quyền bưu cục trong xu hướng phát triển cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử. Tại Việt Nam, hình thức này xuất hiện từ năm 2019, nở rộ từ năm 2020 và đến nay đã có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics cả trong và ngoài nước như J&T Express, BEST Express, ZTO Express, SuperShip...

Trong quý II và quý III/2021, hoạt động giao nhận, chuyển phát ở khu vực phía Nam và các tỉnh/thành thực hiện Chỉ thị 16 gặp nhiều khó khăn, một phần do nhiều lao động trong ngành đã về địa phương, phần khác do các biện pháp hạn chế hoạt động của các nhân viên giao hàng tại các địa phương. Trong tháng 9/2021, hoạt động giao nhận trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại các địa phương đang giãn cách xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn, chi phí giao nhận cao, rủi ro lớn nhưng việc Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho phép các nhân viên giao hàng (shipper) hoạt động trở lại với điều kiện an toàn dịch bệnh đã giảm bớt căng thẳng về nguồn cung dịch vụ trong bối cảnh nhu cầu tăng cao và bị kìm nén trong thời gian dài. Mặc dù đã có nhiều giải pháp rất đa dạng để xử lý, nhưng để giải quyết một cách căn cơ, cần đến phương án tổng thể, thống nhất trên toàn quốc về quản lý hoạt động giao nhận hàng hóa theo các cấp độ dịch bệnh khác nhau, hạn chế rủi ro nhưng không gây tê liệt. Giữa các địa phương cũng cần xây dựng các kịch bản, phương án liên kết, hỗ trợ nhau trong quá trình giao nhận khi xảy ra các sự cố về dịch bệnh hoặc thiên tai, để sự cố ở mỗi địa phương khơng làm đứt gãy hồn tồn chuỗi cung ứng liên tỉnh, liên vùng.

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)