- Về chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, của Chính phủ
49 trường đào tạo ngành/chuyên ngành 4.100 chỉ tiêu tuyển sinh
6.5.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức liên quan
- Chính phủ xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển ngành logistics Việt Nam đến
năm 2030 và định hướng đến năm 2050, trong đó nội dung liên quan đến đào tạo, phát triển nhân lực cả về kiến thức chuyên môn, kỹ năng lao động ngành logistics; xem đây là một trong những giải pháp đột phá trong phát triển ngành logistics Việt Nam thời gian tới. Đồng thời, Chính phủ cần xây dựng và ban hành Nghị quyết về khuyến khích doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia vào hoạt động giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; trong đó có quy định về cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Chính phủ cũng cần trao đổi và mở rộng cơ hội hợp tác đào tạo quốc tế cho các cơ sở đào tạo nhân lực logistics; tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nhân lực logistics; tăng cơ hội học bổng cho sinh viên, giảng viên, cán bộ ngành logistics trong nước đi đào tạo tại nước ngoài.
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa nội dung về đào tạo, đào tạo lại, đào tạo
kỹ năng về logistics đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong quá trình xây dựng và thực hiện Đề án nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam; sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn nghề và khung trình độ quốc gia đào tạo nghề về logistics tương thích với trình độ chung của ASEAN và quốc tế.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với các Bộ,
ngành liên quan nhằm xác định chính xác nhu cầu nhân lực logistics trong thời gian tới; từ đó có quy hoạch đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng hợp lý, tránh tình trạng đào tạo tràn lan hoặc phát triển nóng trong đào tạo nhân lực logistics khi mà nguồn lực của các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu; dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần khuyến khích các cơ sở đào tạo cân nhắc phát triển đào tạo những ngành nghề có vị trí việc làm mà xã hội đang thiếu hụt như kinh doanh logistics, CNTT logistics, các vị trí việc làm khác mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao.
- Bộ Cơng Thương xem xét, chủ trì phối hợp với các bên liên quan như Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hiệp hội doanh nghiệp liên quan; Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam... để thiết kế các chương trình, hỗ trợ việc đánh giá nhu cầu việc làm ngành logistics; đồng thời đưa các thông tin này vào Báo cáo Logistics hàng năm làm thông tin tham khảo, định hướng đào tạo, tuyển dụng nhân lực logistics cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của từng vùng, địa phương. Việc đào tạo cho cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương về lĩnh vực logistics để qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với ngành logistics cũng là một giải pháp cần lưu ý.
- Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác trong lĩnh vực logistics như VLA, VISABA, VPA, VSA, VATA phát huy vai trị của mình, là “cầu
nối” của cộng đồng doanh nghiệp, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo để có đánh giá, nhận định chính xác về thực trạng nguồn nhân lực logistics Việt Nam cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp đối với nhân lực logistics - cả về số lượng và chất lượng, kiến thức và kỹ năng cần thiết.
- Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam VALOMA tập trung hỗ trợ, kết nối các cơ sở
đào và doanh nghiệp trên cơ sở thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng sau đây:
+ Xây dựng Bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, trước mắt là cho 4 lĩnh vực (kho hàng, vận tải, giao nhận và quản lý chuỗi cung ứng) với 3 cấp độ nhân lực (nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ hiện trường; nhân sự điều phối giám sát; nhân sự quản lý điều hành).
+ Tổ chức mơ hình thực hành, thực tế khai thác chung trên cơ sở huy động tối ưu nguồn lực và liên kết giữa các trường cũng như doanh nghiệp nhằm đảm bảo năng lực thực hành cho toàn hệ thống hội viên và các đối tác chiến lược của VALOMA.
+ Huy động và tranh thủ sự hỗ trợ của các chuyên gia logistics trong nước, khu vực và quốc tế tham gia Mơ hình “Trung tâm Đào tạo xuất sắc VALOMA COE” để tổ chức các hoạt động chun mơn đạt chất lượng vượt trội với kinh phí thấp cho hội viên.
+ Hỗ trợ các trường hội viên trong xây dựng và phát triển chương trình đào tạo như: thiết kế chương trình và các chứng chỉ chuyên môn theo tiêu chuẩn của VALOMA; xây dựng bộ tài liệu tham khảo chung, đánh giá chương trình đào tạo theo yêu cầu của trường… + Hỗ trợ các trường hội viên bồi dưỡng, tập huấn cho giảng viên về kinh nghiệm giảng
dạy, chuyên môn nghiệp vụ, cách thức sử dụng các cơng cụ thực hành, mơ hình mơ phỏng giải quyết các tình huống thực tế.
+ Tiếp tục kết hợp chặt chẽ với các đối tác chiến lược và tiềm năng của VALOMA như VLA, VISABA, VATA, VPA, VSA, FIATA, AFFA, IATA, CSCMP, APICS, AMCHAM, Aus4Skills, GIZ, JAICA, SCE/TF (Singapore)
Với sự nỗ lực, chung tay của các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp cùng sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan, Việt Nam được kỳ vọng sẽ nhanh chóng xây dựng và phát triển lực lượng lao động trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng chất lượng cao, đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế của ngành.
KẾT LUẬN
Bối cảnh thế giới vẫn còn những rủi ro tiềm tàng do căng thẳng thương mại và xung đột chính trị đã tác động tiêu cực đến cả thương mại, sản xuất, đầu tư. Dịch bệnh Covid-19 với tốc độ lây nhiễm và quy mô chưa từng có trong lịch sử đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, các quy định về giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và vận chuyển có hiệu lực ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí vận tải biển tăng cao và trực tiếp khiến logistics toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh tác động tiêu cực, dịch Covid-19 cũng góp phần thúc đẩy cách mạng cơng nghiệp và quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết, đặc biệt với những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robots, internet kết nối vạn vật…Sự bùng nổ của thương mại điện tử và xu hướng thanh tốn trực tuyến trên phạm vi tồn cầu với một số doanh nghiệp dẫn dắt như Alibaba, Amazon và e-Bay, đã cho phép các doanh nghiệp với quy mô nhỏ tại các thị trường mới nổi tiếp cận người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Bước sang năm 2022, các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội, doanh nghiệp cần tiếp tục chú ý tập trung vào một số hoạt động sau:
- Tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ nêu tại Quyết định số 200/QĐTTg ngày 14/02/2017, Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 và Quyết định số 708/QĐ- BCT ngày 26/3/2019.
- Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng logistics bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và trung tâm logistics.
- Đẩy nhanh q trình chuyển đổi số, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong ngành dịch vụ logistics nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng cường thương mại điện tử, sàn giao dịch trực tuyến, thanh toán trực tuyến.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics, tận dụng cơ hội mang lại từ các FTA thế hệ mới, đặc biệt là EVFTA, CPTPP và RCEP; tận dụng làn sóng chuyển dịch đầu tư để thu hút đầu tư phát triển logistics, đặc biệt là logistics ứng dụng công nghệ cao.
- Tập trung phát triển nguồn nhân lực logistics cả về số lượng và chất lượng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin... Tăng cường quảng bá, khuyến khích và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển dịch vụ logistics.
- Tăng cường khả năng thích ứng với rủi ro của chuỗi cung ứng. Theo dõi chặt chẽ, bám sát những diễn biến của thị trường thế giới và tình hình dịch bệnh để có những giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời.