Các chương trình đào tạo logistics ngắn hạn

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 132 - 133)

- Về chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, của Chính phủ

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LOGISTICS

6.3.1.1. Các chương trình đào tạo logistics ngắn hạn

Chương trình đào tạo ngắn hạn cho nhân lực logistics tại Việt Nam hiện nay chủ yếu được cung cấp bởi các đơn vị kinh doanh dịch vụ đào tạo; các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội ngành nghề liên quan đến lĩnh vực logistics như Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Đại lý và Môi giới Hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) hoặc một số doanh nghiệp logistics tự mở trung tâm đào tạo ngắn hạn như Tổng cơng ty Tân Cảng Sài Gịn, Cơng ty Cổ phần Logistics U&I, Công ty Cổ phần Logistics Hàng không (ALS)... nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực logistics của bản thân doanh nghiệp cũng như cung cấp dịch vụ đào tạo và các chứng chỉ, chứng nhận nghề nghiệp cho cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu. Ngồi ra, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hiện nay cũng thường xuyên tổ chức những khoá đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng cho đa dạng các đối tượng ở tất cả các cấp từ công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ; hành chính, văn phịng đến giám sát, quản lý, lãnh đạo.

Chương trình đào tạo logistics ngắn hạn của những cơ sở này thường được chia thành hai nhóm theo nội dung đào tạo, bao gồm: (1) Các khóa học ngắn hạn tập trung đào tạo kiến thức logistics tổng quan hoặc nghiệp vụ, tác nghiệp logistics chuyên biệt cho một công việc cụ thể, giúp học viên áp dụng kiến thức ngay vào công việc đang đảm nhiệm nên có vai trị quan trọng trong q trình bổ sung nhanh nguồn nhân lực cho khu vực dịch vụ logistics. (2) Các khóa học nâng cao giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng quan tồn diện về chuỗi dịch vụ mà doanh nghiệp đang/hoặc mong muốn cung cấp, từ đó có các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Điểm mạnh của các cơ sở đào tạo ngắn hạn là cung cấp những khố học mang tính thực tiễn cao, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng nhân lực, thậm chí thiết kế riêng chương trình đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn chung của các cơ sở đào tạo này là phải tự đảm bảo nguồn lực lớn để phát triển quy mô; đội ngũ giảng viên phần lớn là kiêm nhiệm cơng việc giảng dạy nên mặc dù có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng thường hạn chế về phương pháp sư phạm và trình độ chun mơn. Mặc dù chưa có một thống kê chính xác nào nhưng nhìn chung số lượng học viên tham gia chương trình đào tạo ngắn hạn này ngày một tăng. Cụ thể, số lượng học viên được cấp chứng chỉ, chứng nhận mỗi năm tại một số cơ sở đào tạo lớn như sau: Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam (VLI) khoảng 1.250 học viên/năm; Trường Logistics và Hàng không Việt Nam (VILAS) 1.000 học viên/năm; Tân Cảng Sài Gịn và Cơng ty ALS đào tạo lần lượt cho hơn 1.000 và hơn 500 lượt học viên/năm; Viện Logistics Việt Nam (VIL) với 600 học viên/năm; Viện Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng (EDINS) 400 học viên/năm...

Bên cạnh các chương trình đào tạo ngắn hạn trong nước, tại Việt Nam hiện nay, VLI là đơn vị được Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Quốc tế (FIATA) ủy quyền đào tạo chứng chỉ quốc tế về Logistics có giá trị tồn cầu. FIATA là tổ chức giao nhận vận tải lớn nhất thế giới với trên 150 quốc gia thành viên. Chứng chỉ quốc tế về logistics của FIATA có giá trị tồn cầu và khơng xác định thời hạn. VLI đã phụ trách đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực logistics bằng 2 chương trình chương trình FIATA Diploma in Freight Forwarding (FD) và FIATA Higher Diploma in Supply Chain Management (FHD). Đối với các chương trình này, FIATA cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho VLI phát triển các khóa đào tạo riêng. Các tài liệu đào tạo và giáo trình sẽ được phát triển bởi các thành viên tại khu vực để vừa đáp ứng được yêu cầu chung của thị trường quốc tế, vừa đáp ứng các nhu cầu cụ thể của thị trường trong nước.

Đối với chương trình FD, VLI đã và đang đào tạo hơn 1.200 học viên tham gia với số lượng học viên đã tốt nghiệp lên đến 359 học viên. Đối với chương trình FHD, VLI đã và đang đào tạo hơn 400 học viên tham gia với số lượng học viên đã tốt nghiệp là 44 học viên. Trong năm 2021 này, VLI dự kiến sẽ đào tạo 12 khóa học dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lượng dự kiến là 240 học viên.

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)