Chính sách về vận tải đường bộ

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 35 - 36)

- Dịch bệnh bùng phát ngưng trệ hoạt động của các cảng biển Trung Quốc

c) Các chính sách do địa phương ban hành

1.3.2.1. Chính sách về vận tải đường bộ

- Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Đây là quy hoạch ngành quốc gia đầu

tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, đến năm 2030 hồn thành khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc và 172 tuyến quốc lộ, tổng chiều dài gần 29.800 km. Đến năm 2050 hình thành 41 tuyến với hơn 9.000 km cao tốc. Quy hoạch đường ven biển vào hệ thống quốc lộ. Về vận tải, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 2.764 triệu tấn (62,80% thị phần); hành khách đạt khoảng 9.430 triệu khách (90,16% thị phần); khối lượng luân chuyển hàng hóa nội địa đạt khoảng 162,7 tỷ tấn.km (30,48% thị phần); hành khách nội địa 283,6 tỷ khách.km dạt khoảng (72,83% thị phần).

Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là động lực để thúc đẩy hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thơng vận tải đồng bộ, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng, Chính phủ đề ra.

Ngồi ra, năm 2021 có thể coi là năm biến động lớn đối với ngành vận tải đường bộ và những quy định, chính sách liên quan, khi giãn cách xã hội buộc các địa phương trên cả nước phải áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát đi lại liên tỉnh. Mặc dù hàng hóa thiết yếu và sau này mở rộng

ra nhiều loại hàng hóa khác là nhóm đối tượng được Chính phủ cũng như các Bộ, ngành ưu tiên, đơn đốc việc duy trì vận chuyển để khơng làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo nhu cầu dân sinh trong thời gian giãn cách, nhưng trong thực tế, những cách hiểu, vận dụng khác nhau về hàng hóa thiết yếu... đã dẫn đến những “xáo trộn” và bất ổn, bất cập trong chính sách về vận tải đường bộ ở các địa phương. Khi các địa phương trên cả nước và ngay cả TP. Hồ Chí Minh cũng bắt đầu “mở cửa” trở lại từ 1/10/2021, các hoạt động kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”, vừa sản xuất, kinh doanh vừa chống dịch, những yêu cầu đối với lao động và phương tiện vận tải hàng hóa vẫn chưa có sự thống nhất, ví dụ quy định về tiêm vắc-xin, xét nghiệm Covid-19, cách ly tập trung... Khảo sát thực tế của Ban Biên tập cho thấy, một bộ phận lớn các doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực đường bộ đang phải “gồng mình” để vừa duy trì hoạt động trong bối cảnh nhiều loại chi phí gia tăng và rủi ro lây nhiễm với người lao động vẫn luôn tiềm ẩn.

Về hội nhập quốc tế trong vận tải đường bộ, quy định về sử dụng giấy phép lái xe quốc tế là điểm nổi bật nhất trong năm 2021 và được hướng dẫn trong Thông tư 01/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)