Khái quát về nhân lực logistics

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 119 - 120)

- Về chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, của Chính phủ

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LOGISTICS

6.1. Khái quát về nhân lực logistics

Trong phạm vi báo cáo này, nhân lực logistics tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sản xuất thương mại) được chia thành 4 loại hình cơ bản bao gồm:

(1) Nhân sự quản trị - điều hành là nhà quản trị cấp cao tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics

như giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh, giám đốc vận hành, giám đốc cơng nghệ, nhân sự, tài chính... hoặc nhà quản trị tại các phòng ban liên quan đến logistics ở các doanh nghiệp sản xuất thương mại như trưởng phòng logistics/quản lý chuỗi cung ứng, trưởng phòng xuất nhập khẩu, trưởng phòng vật tư/mua hàng, giám đốc trung tâm phân phối... (2) Nhân sự điều phối - giám sát là nhà lãnh đạo cấp trung thực hiện các chức năng như: quản lý kinh doanh, quản lý dịch vụ khách hàng, quản lý/giám sát kho hàng, điều hành xếp dỡ hàng hoá, điều phối vận tải, quản lý cơng nghệ...

(3) Nhân viên hành chính - văn phịng bao gồm nhân viên hành chính pháp lý, khai báo hải

quan, nhân viên chứng từ, nhân viên dịch vụ khách hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên công nghệ thơng tin logistics, nhân viên phân tích dữ liệu...

(4) Nhân viên kỹ thuật - nghiệp vụ hiện trường bao gồm nhân viên vận hành kho (kiểm đếm,

xếp dỡ, soạn hàng, giao nhận...), nhân viên đóng gói và dán nhãn hàng hố, nhân viên xếp dỡ hàng hoá (lái cẩu, xe nâng, xe kéo trong kho bãi...), nhân viên điều khiển phương tiện vận tải (lái xe tải, xe container...), nhân viên giao nhận tổng hợp...

Hộp 4: Phương pháp thu thập dữ liệu trong chương VI

Nhằm đảm bảo tính tồn diện, khách quan và chính xác trong việc phân tích thực trạng nhân lực logistics Việt Nam, Báo cáo sử dụng cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Trong đó:

Dữ liệu thứ cấp liên quan đến đào tạo và phát triển nhân lực logistics tại Việt Nam được cung cấp bởi các tổ chức bao gồm: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương); Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội); Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo); Cổng thông tin tuyển sinh điện tử của các cơ sở đào tạo trong cả nước.

Dữ liệu sơ cấp được Ban biên tập Báo cáo và Cục Xuất nhập khẩu thu thập thông qua hai cuộc khảo sát trực tuyến bằng phiếu điều tra đối với hai nhóm đối tượng, bao gồm: 128 doanh nghiệp sử dụng nhân lực logistics và 63 trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành/chuyên ngành/nghề logistics trong cả nước. Cuộc khảo sát được tiến hành trong tháng 8/2021. Đặc điểm về doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng trong mẫu khảo sát được trình bày tại phần phụ lục của Báo cáo này. Thang đo trong phiếu khảo sát được thiết kế theo thang Likert với 1 là mức thấp nhất và 5 là mức cao nhất.

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)