Thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 139 - 142)

- Về chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, của Chính phủ

49 trường đào tạo ngành/chuyên ngành 4.100 chỉ tiêu tuyển sinh

6.3.2.1. Thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam

Mạng lưới Đào tạo logistics Việt Nam được hình thành từ cuối năm 2017 nhằm đẩy mạnh liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo ngắn hạn có liên quan trong lĩnh vực logistics trên cả nước. Trong quá trình hoạt động, Mạng lưới đã tổ chức được một số buổi hội thảo, tọa đàm, các chuyến khảo sát thực tế tại doanh nghiệp. Đặc biệt, Cuộc thi Tài năng trẻ logistics Việt Nam do Mạng lưới chủ trì tổ chức hàng năm đã trở thành sự kiện được sinh viên các trường quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng tham gia, qua đó góp phần nâng cao nhận thức chung của xã hội về ngành học này. Song hoạt động của Mạng lưới Đào tạo logistics Việt Nam cũng có một số điểm bất cập, trong đó bất cập lớn nhất là Mạng lưới thiếu tư cách pháp nhân, khơng có bộ máy, nhân sự để có thể phối hợp các cơ sở đào tạo với nhau cũng như liên kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sử dụng nhân lực.

Để khắc phục những bất cập trên, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động phát triển nhân lực logistics nói chung và đào tạo logistics nói riêng, ngày 07/10/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định 3567/QĐ-BGDĐT công nhận Ban Vận động thành lập Hiệp hội Đào tạo Logistics Việt Nam. Ban Vận động có nhiệm vụ vận động cơng dân, tổ chức đăng ký tham gia Hiệp hội,

hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập Hiệp hội theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2010/ NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.

Sau gần 2 năm vận động, ngày 30/4/2021, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 568/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA). Đây là một bước cụ thể nhằm triển khai các nhiệm vụ đã được nêu trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã được nêu tại Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 và Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ: Phát huy vai trị của các hiệp hội trong lĩnh vực logistics nhằm xác định tầm nhìn, định hướng phát triển và hỗ trợ cho các doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh logistics, phát triển nhân lực ngành logistics.

VALOMA là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có mong muốn đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhân lực logistics. Hội viên của hiệp hội có thể bao gồm các trường đại học, trường cao đẳng, viện, trung tâm đào tạo, doanh nghiệp logistics, các giảng viên, doanh nhân, chuyên gia trong lĩnh vực logistics.

Ngày 24/7/2021, Lễ ra mắt và Đại hội lần thứ nhất Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của gần 300 đại biểu. Tại Đại hội, các đại biểu là hội viên đã thảo luận và thông qua Điều lệ, Chương trình hoạt động của Hiệp hội, đồng thời bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các nhân sự chủ chốt lãnh đạo Hiệp hội trong nhiệm kỳ đầu tiên (Hình 51).

Hình 51: Cơ cấu tổ chức và các nhân sự chủ chốt của VALOMA

Tầm nhìn của VALOMA là hội tụ và kết nối nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi công tác đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của ngành logistics Việt Nam.

Về sứ mệnh, VALOMA tập hợp đoàn kết và phát huy sức mạnh của tổ chức và cá nhân có chung khát vọng phát triển nhân lực logistics Việt Nam bằng quản trị sáng tạo, dịch vụ khác biệt và hiệu quả chuyên môn cao - lấy hội viên làm trung tâm và nâng cao chất lượng nhân lực làm mục tiêu.

Sau gần 3 tháng có Quyết định thành lập chính thức, VALOMA đã thu hút được sự tham gia của 265 hội viên. Trong đó, hội viên cá nhân chiếm 74%, hội viên tổ chức là cơ sở đào tạo chiếm 14%, và hội viên tổ chức là các doanh nghiệp dịch vụ logistics chiếm 12%. Các hội viên tổ chức là cơ sở đào tạo ở khu vực phía Nam chiếm 50%, cơ sở đào tạo ở khu vực phía Bắc chiếm 47% trong tổng số hội viên. VALOMA chưa có hội viên là doanh nghiệp ở khu vực miền Trung, các doanh nghiệp ở khu vực phía Bắc đang chiếm 65% tổng số hội viên doanh nghiệp của Hiệp hội.

Hình 52: Các hoạt động do VALOMA tổ chức thực hiện

Nguồn: Ban Biên tập tổng hợp (8/2021)

Hy vọng cùng với các hiệp hội khác trong lĩnh vực logistics như Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam... Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam sẽ cùng chung tay đóng góp để thực hiện mục tiêu đưa ngành logistics Việt Nam phát triển nhanh, vững chắc hơn nữa trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu 1641432093-Report_logistics_VN_2021 (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)