- Về chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, của Chính phủ
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LOGISTICS
6.3.1.3. Đào tạo nhân lực logistic sở bậc đại học
Năm 2017 đã đánh dấu bước ngoặt trong đào tạo trình độ đại học đối với lĩnh vực logistics khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 công bố Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học. Theo đó, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có mã ngành riêng là 7510605 thuộc nhóm ngành Quản lý cơng nghiệp (mã 75106). Điều này đã thúc đẩy các cơ sở đào tạo trong cả nước xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở bậc đại học. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học cũng đồng thời tuyển sinh và đào tạo chuyên ngành liên quan đến logistics thuộc 07 mã ngành sau đây (Hình 48): Quản lý cơng nghiệp (mã 7510601), Kinh tế quốc tế (mã 7310106); Kinh doanh quốc tế (mã 7340120), Quản trị kinh doanh (7340101), Khai thác vận tải (mã 7840101), Kinh tế vận tải (mã 7840104), Khoa học hàng hải (mã 7840106) ...
Trong hơn 10 năm qua (2008 - 2021), số lượng trường và quy mô tuyển sinh bậc đại học đối với ngành/chuyên ngành logistics tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Năm 2008, Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh là trường đầu tiên tuyển sinh và đào tạo chuyên ngành “Logistics và vận tải đa phương thức” tại Việt Nam. Phải 4 năm sau đó (2012), cả nước mới có trường đại học thứ hai mở chuyên ngành logistics là Trường Đại học Hàng hải Việt Nam với tổng quy mô tuyển sinh của cả hai trường chỉ đạt 171 chỉ tiêu. Tuy nhiên, giai đoạn 5 năm tiếp theo 2013 - 2018, đã có 15 trường đại học đào tạo về logistics với tổng quy mô tuyển sinh tăng gần 9 lần, đạt 1.533 sinh viên/năm. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây được xem là giai đoạn bùng nổ trong đào tạo nhân lực ngành/chuyên ngành logistics. Tính đến tháng 10/2021, Việt Nam đã có 49 trường đại học trong tổng số 286 trường đại học trên phạm vi cả nước tuyển sinh và đào tạo ngành/chuyên ngành logistics với tổng quy mô tuyển sinh là 4.100 chỉ tiêu và tổng số lượng đang theo học tại trường khoảng 7.000 sinh viên (Hình 49).
Hình 48: Thông tin về đào tạo ngành logistics bậc đại học
Nguồn: Tổng hợp của Ban Biên tập theo cổng thông tin tuyển sinh (10/2021)
Tại các trường đại học hiện nay, đào tạo ngành/chuyên ngành logistics đang được triển khai theo nhiều hình thức từ Chương trình đào tạo đại trà (chương trình tiêu chuẩn theo quy định về mức trần học phí đối với trường cơng lập); chương trình chất lượng cao (có điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đại trà tương ứng) hoặc chương trình tiên tiến (giảng dạy bằng tiếng Anh, có thể tích hợp chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực logistics & quản lý chuỗi cung ứng); Chương trình tài năng (dành cho những sinh viên có kết quả tuyển sinh và học tập xuất sắc); Chương trình tích hợp do trường đại học nước ngồi cấp
bằng (đào tạo trong nước nhưng bằng đại học do trường đại học tại Việt Nam và trường đại học nước ngoài đồng thời cấp hoặc chỉ do trường đại học nước ngoài cấp bằng).
Kết quả khảo sát cho thấy 91,1% số trường đào tạo theo chương trình đại trà; khoảng 11,1% số trường đào tạo chương trình chất lượng cao tích hợp chứng chỉ nghề quốc tế FIATA hoặc chương trình tiên tiến đào tạo bằng tiếng Anh (như Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Học viện Tài chính...); khoảng 8,9% số trường có chương trình đào tạo do đại học nước ngoài cấp bằng (như Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học RMIT, Trường Đại học Thương mại...)
Hình 49: Thơng tin tuyển sinh và đào tạo ngành/chun ngành logistics bậc đại học