- Bộ Tài chính: Ngày 26/01/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 97/QĐBTC về
5.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong doanh nghiệp logistics
logistics
Xu hướng thúc đẩy chuyển đổi số cũng là mục tiêu của Đại hội Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam VLA nhiệm kỳ VIII (2021-2024): Hướng tới mục tiêu chuyển đổi số - sáng tạo - đổi mới. Với chủ trương này, VLA đã thành lập ban chuyên môn với tên gọi Ban Chuyển đổi số với định hướng xây dựng chiến lược và lập kế hoạch hành động hướng tới chuyển đổi số cho các doanh nghiệp hội viên.
Đại dịch Covid-19 cũng tạo ra động lực để các doanh nghiệp logistics thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa ứng dụng cơng nghệ thơng tin và q trình chuyển đổi số. Nhằm đánh giá tình hình ứng dụng cơng nghệ thông tin và chuyển đổi số hiện nay của các doanh nghiệp logistics đặc biệt trong bối cảnh Covid-19, Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam (VLI) đã thực hiện khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu với các nhóm doanh nghiệp logistics cung cấp các lĩnh vực dịch vụ logistics khác nhau: vận tải, kho bãi, trung tâm phân phối, giao hàng chặng cuối, chuyển phát nhanh, nền tảng giao hàng thông minh...Kết quả khảo sát cho thấy 38,24% doanh nghiệp cho rằng Covid-19 đã hình thành nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics, trong khi 42,65% doanh nghiệp cho rằng tác động của Covid-19 chính là làm thay đổi nhu cầu của khách hàng (chẳng hạn sử dụng giao dịch điện tử nhiều hơn, dịch vụ giao hàng thương mại điện tử....), ngồi ra cịn có những xu hướng khác được
hình thành như thay đổi quan niệm điều hành doanh nghiệp logistics nhất là các cơng ty giao nhận nước ngồi; khả năng làm việc từ xa.
Hình 21: Đại dịch Covid-19 đã hình thành những xu hướng mới trên thị trường dịch vụ logistics
Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam - VLI (2021)
Các doanh nghiệp tham gia khảo sát thể hiện sự quan tâm và đánh giá vai trò quan trọng của chuyển đổi số, tuy nhiên, rào cản lớn nhất thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số phát sinh từ những khó khăn sau đây: sự tương thích về cơng nghệ giữa doanh nghiệp của mình và các đối tác trong chuỗi dịch vụ logistics (44,74% doanh nghiệp), kinh phí hạn hẹp và nhân lực hạn chế (42,11%), chưa tìm được cơng nghệ chuyển đổi phù hợp (39,47%) và có 28,95% doanh nghiệp băn khoăn khơng biết nên dành kinh phí đầu tư như thế nào cho phù hợp và nên khởi đầu như thế nào. Ngồi ra, việc chuyển đổi lượng thơng tin hiện hữu với khối lượng khổng lồ lên nền tảng số cũng là trở ngại cho 15,97% doanh nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp lại khơng chú trọng đến tính an tồn và khả năng bảo mật thơng tin của các nền tảng trực tuyến khi chỉ có 5,26% doanh nghiệp cho rằng đây là cản trở cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát nêu trên cho thấy để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, cần có sự hợp tác chặt chẽ các doanh nghiệp với các đối tác trong mạng lưới tồn chuỗi dịch vụ để có thể có sự quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn ứng dụng hay nền tảng phù hợp không chỉ cho việc vận hành doanh nghiệp mà cịn tương thích với hệ thống của đối tác để có thể đảm bảo tính hiệu quả và thành cơng của chuyển đổi số. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy chuyển đổi số phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của người lãnh đạo doanh nghiệp, và phải được xem như là chiến lược của các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có đặc điểm vận hành với số lượng dữ liệu quy mơ lớn (big data) với số lượng đơn hàng có thể lên đến từ vài trăm ngàn đến 1 triệu đơn hàng/1 ngày trên địa bàn cả nước thì nhu cầu chuyển đổi số trở thành một vấn đề cấp thiết và là
điều kiện tiên quyết để thực hiện hoạt động vận hành, chẳng hạn như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát hoặc giao hàng chặng cuối để đảm bảo đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh chóng và kịp thời.
Hình 22: Những khó khăn đang gặp phải khi áp dụng chuyển đổi số tại doanh nghiệp
Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam - VLI (2021)
Mặc dù có rất nhiều khó khăn tác động đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp đã rất nỗ lực đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin cần thiết trong thực hiện dịch vụ logistics chủ yếu. Cụ thể như sau: 75% doanh nghiệp đang sử dụng FMS (phần mềm quản lý giao nhận); 63,89% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm OMS và WMS (phần mềm quản lý đơn hàng, phần mềm quản lý kho hàng); 61,11% doanh nghiệp đang sử dụng TMS (phần mềm quản lý vận tải). Tuy nhiên, những ứng dụng có thể tối ưu hóa cơng tác vận hành như VRP (hệ thống định tuyến phương tiện) hay hệ thống lưu trữ và lấy hàng tự động AS/RS hay xe lấy hàng tự động (Automatic guided vehicle) thì cịn rất ít doanh nghiệp sử dụng với tỉ lệ tương ứng là 19,4%, 16,67% và 11,11% (Hình 23).
Hình 23: Các ứng dụng cơng nghệ thơng tin và xu hướng phát triển
mà các doanh nghiệp đang hoặc dự kiến cung cấp cho khách hàng sử dụng dịch vụ logistics
Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam - VLI (2021)
Đặc biệt, ứng dụng công nghệ bay khơng người lái (Drone) hồn tồn chưa được sử dụng tuy nhiên có 11,11% doanh nghiệp có kế hoạch sẽ sử dụng trong tương lai. Drone là thiết bị bay tự động đang được ứng dụng để giao hàng tại các thành phố lớn có mật độ dân cư cao phục vụ cho logistics đơ thị. Ngồi ra, nhu cầu nâng cao hiệu suất xử lý hàng hóa tại các trung tâm phân phối và kho hàng nhằm giảm leadtime và tối ưu hóa thời gian và nhân lực cũng là động lực thúc đẩy 27,78% doanh nghiệp sẽ đầu tư sử dụng ứng dụng xe lấy hàng tự động như là một giải pháp giảm bớt phụ thuộc nhân lực và tăng cường tự động hóa. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số thì doanh nghiệp logistics cần có những kế hoạch hành động và chiến lược phù hợp, hiệu quả và nhanh chóng. Kết quả phỏng vấn sâu các doanh nghiệp cho thấy một số giải pháp như sau được đề xuất:
- Cần có sự hỗ trợ từ Cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội;
- Doanh nghiệp phải có quy trình vận hành chuẩn; quyết tâm của ban lãnh đạo; giải pháp công nghệ phù hợp;
- Cần có sự thay đổi đồng bộ và có sự tư vấn của chuyên gia và nhận thức của doanh nghiệp (thay đổi tư duy logic);
- Cần có sự thống nhất cao trong ban lãnh đạo doanh nghiệp, cần đầu tư đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và lựa chọn được lộ trình (roadmap) phù hợp với doanh nghiệp;
- Cần lựa chọn công nghệ phù hợp với nguồn lực và yêu cầu vận hành.