Phương pháp và chuẩn mực thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của ngân hàng trung

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 38 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3.Phương pháp và chuẩn mực thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của ngân hàng trung

dụng của ngân hàng trung ương

Có hai phương pháp giám sát các TCTD là phương pháp CAMELS và phương pháp COLOMBO.

1.1.3.1. Phương pháp CAMELS

Đây là phương pháp thường được sử dụng đối với các nước mà hệ thống ngân hàng còn chưa thực sự phát triển, số lượng các TCTD chưa nhiều. Phương pháp giám sát các TCTD này dựa trên việc giám sát từng hoạt động chủ yếu, đánh giá hay xếp hạng từng hoạt động: hoạt động bảo đảm an toàn vốn (Capital), hoạt động đánh giá chất lượng tài sản có (Assets), hoạt động quản lý của quỹ (Management), hoạt động thu nhập (Earning), hoạt động quản lý thanh khoản (Liquidity) và hoạt động quản lý độ nhạy (Sensitivity).

các nguồn số liệu khác, thanh tra NHTW đánh giá, xếp hạng từng hoạt động của TCTD và xây dựng báo cáo giám sát CAMELS. Báo cáo này là cầu nối giữa báo cáo phân tích của bộ phận giám sát từ xa và các thông tin của bộ phận thanh tra tại chỗ nó gồm cả những kết quả tính toán các chỉ số và các đồ thị phân bố tần suất cho từng TCTD được cung cấp bởi bộ phận giám sát từ xa và những phân tích có tính diễn giải từ những thông tin mang tính chủ quan của bộ phận thanh tra tại chỗ và các nguồn thông tin khác, và cuối cùng là kết quả xếp hạng của từng TCTD theo CAMELS. Trong đó các số liệu và chỉ số được cung cấp bởi bộ phận giám sát từ xa còn các phân tích định tính và xếp hạng được thực hiện bởi bộ phận thanh tra tại chỗ.

Báo cáo giám sát CAMELS là một tài liệu hết sức quan trọng. Các thanh tra viên sẽ tiến hành xếp hạng cho từng ngân hàng mỗi quý một lần dựa trên sự đánh giá xếp hạng 6 hoạt động chính trên theo thang điểm từ 1 đến 5 với mức độ tăng dần của mức độ cần giám sát (xếp hạng 5 là mức xếp hạng xấu nhất, tức là TCTD có hoạt động yếu kém, không đảm bảo khả năng quản lý rủi ro và đòi hỏi hoạt động giám sát cao nhất cho TCTD này). Việc xếp hạng cho từng cấu phần được tiến hành độc lập nhưng vẫn xét đến mối quan hệ với các cấu phần khác, mức xếp hạng quá cao hoặc quá thấp cho một cấu phần có thể dẫn đến điều chỉnh tăng hoặc giảm xếp hạng cho các cấu phần khác. Sau cùng các báo cáo này lại được coi là dấu hiệu đầu tiên để lên kế hoạch và nội dung thanh tra tại chỗ của các lần thanh tra TCTD đó. Khi các báo cáo giám sát CAMELS đủ chi tiết với chất lượng cao thì hệ thống này sẽ đủ khả năng để hỗ trợ cho thanh tra tại chỗ trong việc đánh giá thực trạng của hệ thống và đưa ra những hành động cần thiết cho hoạt động thanh tra tại chỗ cũng như xây dựng những chiến lược thanh tra cụ thể cho từng TCTD.

1.1.3.2. Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro (phương pháp COLOMBO)

Đây là phương pháp giám sát được xây dựng trên việc giám sát hoạt động chung của TCTD thông qua việc đánh giá các loại hình rủi ro mà TCTD đang gặp phải, gồm có: rủi ro tín dụng (Credit risk), rủi ro đối với các tài sản có khác (Other risk asset), rủi ro thanh khoản (Liquidity risk), rủi ro thị trường (Market risk), các

rủi ro khác... Trên cơ sở xác định các loại rủi ro mà TCTD có thể gặp phải, NHTW đưa ra những đánh giá về khả năng quản trị từng loại rủi ro của TCTD đó, nhận xét và thiết lập những yêu cầu cần thiết nhằm giúp TCTD có đủ khả năng quản trị rủi ro cho mình.

Phương pháp giám sát này thường được áp dụng tại các quốc gia mà hoạt động ngân hàng đã tương đối phát triển, số lượng lớn, quy mô phức tạp. Nó được thiết kế phù hợp với các qui tắc cơ bản 6-15 Balse 9/1997, xác định 6 loại rủi ro cần đánh giá của người làm giám sát ngân hàng, phân loại các nhóm rủi ro thành những rủi ro chính mà TCTD cần quản lý trong quá trình hoạt động của mình, đánh giá mức độ rủi ro của từng loại rủi ro, đánh giá 3 nhóm liên quan đến khả năng đáp ứng các nguồn lực của TCTD với mức độ rủi ro để cán bộ giám sát đánh giá về vốn, thu nhập, quản lý. Trong đó để đánh giá khả năng quản lý của TCTD, cần phải biết mọi mặt của TCTD như chất lượng và phẩm chất của lãnh đạo ngân hàng cũng như các cán bộ quản lý cao cấp, hệ thống thông tin quản lý, các quy tắc thực hiện của TCTD, các quy trình và quá trình, tình hình tuân thủ các quy định pháp luật của TCTD...một phần đánh giá được thực hiện thông qua kết quả của cuộc thanh tra tại chỗ.

Công việc đánh giá trên là kết quả sự kết hợp của hai bộ phận: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Kết quả của việc đánh giá là đưa ra những kết luận về việc liệu TCTD đó có cần phải giám sát thường xuyên, giám sát chặt hay thông thường đồng thời đưa ra những kiến nghị, chỉ ra những hành động phù hợp mà TCTD phải tiến hành với lịch trình cụ thể gọi là thời gian khắc phục hạn chế của TCTD.

Phương pháp COLOMBO là sự đánh giá dựa trên rủi ro xuất phát từ hệ thống các chỉ tiêu đánh giá CAMEL và xem xét mọi mặt của quá trình giám sát của hệ thống CAMEL nguyên bản đã được chỉnh sửa, bổ sung qua quá trình vận dụng vào các nước trên thế giới, ngoài ra còn xem xét đến nhiều yếu tố rủi ro hơn nên về mặt thực chất, phương pháp COLOMBO là sự phát triển của phương pháp CAMELS cho phù hợp với hoạt động thanh tra, giám sát các TCTD đã ở trình độ phát triển cao cả về số lượng và chất lượng với các hoạt động phức tạp, biến động và rất nhiều

loại rủi ro tiềm ẩn. Dù là giám sát theo phương pháp nào thì báo cáo giám sát cũng là kết quả của hai bộ phận: giám sát và thanh tra tại chỗ, với quy trình được mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 : Quy trình giám sát TCTD

1.3.1.4. Các chuẩn mực đánh giá an toàn trong hoạt động ngân hàng Basel

Hiệp ước Basel I: Hiệp ước Basel I được thông qua vào năm 1988 giữa các nước G-10 của Basel, Ủy ban giám sát ngân hàng, hiệp ước này quan tâm đến biểu hiện của các mức vốn đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng đang có dấu hiệu giảm sút, phát hiện những tác động tiềm tàng trên thế giới từ những thất bại của các ngân hàng. Basel 1 đưa ra các yêu cầu về vốn:

- CAR, là tỷ số đảm bảo an toàn vốn, tổng CAR (= tổng vốn pháp định/tài sản có theo hệ số rủi ro) tối thiểu = 8%, CAR bậc 1(=tổng vốn bậc 1/tài sản có theo hệ số rủi ro) tối thiểu = 4%

- Công thức tính toán Tài sản có tính theo hệ số rủi ro cho bất cứ loại tài sản nào: Yêu cầu vốn tối thiểu = Tài sản có rủi ro x Hệ số rủi ro x 10%

Hiệp ước Basel II: Hiệp ước Basel I đã được thực hiện một cách thành công, tuy nhiên những hạn chế của Hiệp ước này dần bộc lộ rõ ràng và để khắc phục những hạn chế đó, Hiệp ước Basel 2 ra đời 6/2004.

Mục tiêu của Basel II: thúc đẩy sự an toàn và lành mạnh của các ngân hàng, tăng mức độ nhạy cảm về rủi ro, tăng tính tương thích – động cơ, áp dụng quan điểm toàn diện hơn về rủi ro, duy trì mức vốn tuyệt đối của hệ thống. Hiệp ước này tập trung nhiều hơn vào thanh tra và các quy tắc thị trường.

Basel II có 3 trụ cột: trụ cột 1 (lượng) là các yêu cầu về vốn tối thiểu; trụ cột 2 (chất) là quy trình xem xét lại thanh tra (đảm bảo các ngân hàng có đủ vốn, khuyến khích các ngân hàng áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn); trụ cột 3 (các quy luật thị trường) với các yêu cầu công bố thông tin về cơ cấu vốn, rủi ro và quy trình đánh giá rủi ro.

Yêu cầu vốn tối thiểu vẫn là 8% như Basel 1, chỉ khác về phương pháp đánh giá rủi ro nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đánh giá rủi ro nhờ thế làm cho tỷ lệ vốn tối thiểu có ý nghĩa hơn. Trụ cột thứ hai của Hiệp ước mới là: cơ quan thanh tra, giám sát phải xem xét kết quả tự đánh giá vốn trong mối tương quan với mức độ rủi ro chung của chính TCTD đó để có những biện pháp thích hợp trong trường hợp cần thiết theo 5 nguyên tắc. Trụ cột thứ 3 về nguyên tắc

thị trường là nhằm bổ sung yêu cầu về vốn tối thiểu và về vai trò của cơ quan thanh tra, giám sát trong hai trụ cột trên, giúp các thành viên tham gia thị trường có điều kiện đánh giá tốt hơn thông tin về mức độ rủi ro và quy mô vốn của TCTD qua các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể về công bố thông tin. Basel II cũng đưa ra các điều kiện chung và cụ thể để áp dụng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 38 - 44)