Thực trạng hoạt động giám sát từ xa

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 75 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Thực trạng hoạt động giám sát từ xa

2.2.2.1. Thực hiện quy trình giám sát từ xa

Thanh tra, giám sát Chi nhánh thực hiện Giám sát từ xa đối với hệ thống QCS theo công văn số 329/CV-TTr1 ngày 04/5/2000 của Chánh thanh tra NHNN. Đây là công văn hướng dẫn của Thanh tra NHNN trong việc thực hiện Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hợp tác, trong đó có hệ thống QCS nhằm triển

khai Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam ban hành theo Quyết định số 398/999/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999 của Thống đốc.

Yêu cầu của hoạt động giám sát các QCS trên địa bàn: giám sát thường xuyên diễn biến hoạt động của từng QCS cũng như toàn bộ hệ thống QCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương; giám sát diễn biến và mức độ tăng trưởng; phát hiện những vấn đề bất hợp lý, những vi phạm về tiêu chí an toàn trong hoạt động của QCS; số liệu được cập nhật liên tục theo từng chỉ tiêu; kỹ năng đánh giá, phân tích, dự báo tốt; giám sát từ xa là cơ sở của chấm điểm xếp loại QCS.

Mục tiêu của hoạt động trên là: phát hiện sớm những khó khăn của một QCS hay của toàn hệ thống QCS, từ có có giải pháp nghiệp vụ hoặc giải pháp chính sách nhằm khắc phục tình trạng đó; kiểm soát thường xuyên về chiến lược vốn, đầu tư và thực hiện các chỉ số an toàn bắt buộc; giám sát các QCS trên địa bàn là hoạt động tiến hành thường xuyên không thay thế thanh tra tại chỗ mà bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.

Hàng tháng căn cứ vào các báo cáo cân đối tài khoản kế toán, các chỉ tiêu báo cáo thống kê ngoài cân đối và các loại báo cáo khác do các QCS gửi đến theo chế độ báo cáo thống kê đối với các QCS, Thanh tra, giám sát. Theo đúng quy trình, trên cơ sở các báo cáo bằng file, phần mềm giám sát từ xa đối với các QCS chiết xuất cho ra 06 biểu chỉ tiêu giám sát theo yêu cầu. Cùng với các chỉ tiêu giám sát được chiết xuất ra từ phần mềm, kết hợp với thông tin ngoài báo cáo, các thanh tra tiến hành xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích tình hình từng QCS cũng như toàn bộ hệ thống QCS trên địa bàn. Tuy nhiên, thực tế tại địa bàn tỉnh Hải Dương, phần mềm giám sát QCS mà Trung ương trang bị gần như không phát huy được tác dụng, không thực hiện chiết xuất ra các bảng biểu số liệu được (do hệ thống tài khoản kế toán của hệ thống QCS từ năm 2000 đến nay đã nhiều lần thay đổi trong khi phần mềm lại không được chỉnh sửa, số lượng các QCS trên địa bàn nhiều không thể nhặt thủ công để tính toán ra các bảng chỉ tiêu được).

Khắc phục tình trạng trên, để đáp ứng yêu cầu giám sát, cung cấp số liệu tổng hợp phục vụ công tác quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo, Thanh tra, giám sát Chi

nhánh phối hợp với bộ phận tin học đã xây dựng chương trình exel chiết xuất dữ liệu từ Cân đối tài khoản kế toán của các QCS ra Báo cáo tình hình hoạt động hệ thống QCS trên địa bàn tình Hải Dương gồm 14 chỉ tiêu hoạt động của từng QCS và toàn bộ hệ thống.

Từ giữa năm 2008, trước tình hình thị trường tài chính ngân hàng có nhiều diễn biết phức tạp, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có nhiều khả năng lan rộng, ảnh hưởng trực tiếp tới nước ta, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN VN, Chi nhánh Hải Dương thành lập Tổ theo dõi giám sát tình hình hoạt động của các TCTD, trong đó có hệ thống QCS trên địa bàn. Theo yêu cầu của Tổ theo dõi giám sát, các thanh tra Chi nhánh thiết lập mẫu biểu báo cáo “Báo các các chỉ tiêu an toàn hoạt động của QCS” gồm 21 chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hoạt động và các tỷ lệ đảm bảo an toàn của QCS, yêu cầu các QCS hàng tháng gửi báo cáo bằng văn bản về Thanh tra, giám sát Chi nhánh trước ngày 12 của tháng sau.

Trên cơ sở cân đối tài khoản kế toán chi tiết, và các chỉ tiêu báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo và các báo cáo tình hình trên, cán bộ thanh tra phụ trách QCS tiến hành tra soát sau đó phân tích, tổng hợp và viết báo cáo theo dõi giám sát gửi người tổng hợp xây dựng báo cáo giám sát chung cho toàn hệ thống. Báo cáo này phải cung cấp cho Tổ theo dõi giám sát Chi nhánh trước ngày 20 hàng tháng.

2.2.2.2. Nội dung giám sát từ xa

Hoạt động giám sát thường xuyên đối với hệ thống của QCS là phân tích, đánh giá hoạt động của từng QCS và hệ thống QCS theo 3 nội dung lớn: Diễn biến về cơ cấu tài sản nợ, tài sản có; chất lượng tài sản có; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh. Cụ thể như sau:

* Đánh giá về vốn của QCS: vốn của QCS gồm có vốn tự có (vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận không chia), vốn huy động và vốn vay, sự tăng giảm số tương đối, số tuyệt đối và tỷ trọng giữa chúng;

Vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Căn cứ và Quyết định 1328/QĐ- NHNN, ngày 06/9/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam “quy định về các tỷ lệ

đảm bảo an toàn trong hoạt động của QCS”, cán bộ thanh tra phụ trách theo dõi giám sát QCS theo địa bàn tiến hành tra soát và tính toán lại chỉ tiêu vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho từng QCS.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = (Vốn tự có /tổng tài sản có quy đổi rủi ro) x 100% Theo yêu cầu, tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu của QCS phải đảm bảo >= 8%

Giám sát việc góp vốn, mua cổ phần, việc mua sắm tài sản cố định: theo dõi số lượng thành viên, số vốn góp của các thành viên có vốn góp lớn để xem xét việc trong QCS có thành viên nào vi phạm về giới hạn góp vốn không, phát hiện và yêu cầu điều chỉnh. Giới hạn này nhằm ngăn chặn tình trạng một số thành viên nắm phần lớn cổ phần, từ đó có thể chi phối hoạt động của QCS, làm cho mục đích hoạt động của QCS bị sai lệch, dẫn đến vi phạm pháp luật. QCS chỉ được sử dụng tối đa 50% vốn tự có cấp I để đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản cố định, chỉ được sử dụng tối đa 20% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của để đầu tư góp vốn mua cổ phần của QTW.

Vốn huy động: tính toán, phân tích số tuyệt đối, số tương đối, tốc độ tăng trưởng; phân tích cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn (ngắn hạn, trung dài hạn), theo thể loại tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm)...từ đó đưa ra nhận xét về xu hướng tăng giảm, về tính bền vững cũng như mức độ chi phí vốn của QCS. Đây là chỉ tiêu thường xuyên biến động, phản ánh khá tốt về năng lực hoạt động của QCS nên các thanh tra rất quan tâm đến chỉ tiêu này.

Vốn đi vay: cũng là một chỉ tiêu quan trọng, nhất là từ năm 2008 trở lại đây, tình trạng thiếu vốn diễn ra phổ biến, hầu hết các QCS trên địa bàn tỉnh phải đi vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ tiêu vốn đi vay được tính toán so sánh về số tuyệt đối, về tỷ trọng trong tổng vốn hoạt động.

* Đánh giá chất lượng tài sản có:

Tài sản có của QCS gồm có các khoản mục: tiền gửi mặt và tiền gửi các TCTD khác, đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay, tài sản cố định, tài sản có khác...

Các thanh tra phụ trách theo dõi QCS của Chi nhánh tiến hành đánh giá số tuyệt đối, số tương đối của từng khoản mục tài sản có, sau đó đánh giá cơ cấu tài

sản có, đánh giá mức độ sinh lời của tài sản, tập trung chú trọng đánh giá chất lượng khoản mục cho vay.

Khoản mục cho vay được phân loại theo thời hạn cho vay, ngành nghề cho vay, phân tích dư nợ theo nhóm nợ, đánh giá chất lượng tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu. Đánh giá việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng. Xem xét QCS có vi phạm quy định về giới hạn tín dụng đối với khách hàng không; đánh giá cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, tính toán tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, từ đó nhận xét về cơ cấu tín dụng có phù hợp với tính chất nguồn vốn chưa, mức độ an toàn hay rủi ro của cơ cấu tín dụng theo ngành nghề cho vay...

* Đánh giá khả năng sinh lời:

Tính toán lại các chỉ tiêu: Lợi nhuận trước thuế, sau thuế; tỷ lệ thu nhập, chi phí từ các hoạt động kinh doanh, theo từng khoản mục tài sản có; tính ROE, ROA. Sau đó tiến hành đánh giá tính chất đầy đủ của các khoản mục, diễn biến so với các kỳ trước, tính toán các khoản chi có quy định giới hạn. Đưa ra những nhận xét, đánh giá và nguyên nhân của việc tăng giảm của các chỉ tiêu trên.

* Giám sát khả năng thanh toán: “Báo cáo tình hình hoạt động và các chỉ tiêu an toàn của QCS” hàng tháng được QCS gửi về Thanh tra, giám sát Chi nhánh các QCS tự tính toán nhóm chỉ tiêu này. Vì không đủ dữ liệu để tính toán, cán bộ làm công tác giám sát chủ yếu xem xét trên cơ sở báo cáo của quỹ, có tra soát những quỹ có diễn biến bất thường so với kỳ trước hoặc không đảm bảo các tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định.

* Đánh giá khả năng quản trị, điều hành: đánh giá khả năng này thông qua các tiêu chí như: ban kiểm soát có đủ không, kết quả hoạt động kinh doanh, việc ban hành các quy chế, việc tuân thủ các quy định, các giới hạn an toàn trong hoạt động; qua các thông tin ngoài báo cáo về việc phát huy vai trò của các chức danh quản lý điều hành của từng cá nhân, mức độ đoàn kết nội bộ...Chỉ những quỹ có vấn đề nổi cộm thì mới được đánh giá còn thông thường nội dung này các thanh tra thường bỏ qua do không có thông tin hay căn cứ để đánh giá.

Tại Thanh tra, giám sát Chi nhánh hiện giao cho 6 cán bộ (trong đó có 5 cán bộ chưa qua đào tạo nghiệp vụ thanh tra, chưa có kinh nghiệm công tác) phụ trách

theo dõi, giám sát QCS theo địa bàn huyện. Thường các cán bộ này đi thanh tra tại chỗ, hoặc làm các nhiệm vụ khác, đến kỳ báo cáo tập trung 2- 3 ngày để thực hiện công tác báo cáo, giám sát. Hàng tháng từng cán bộ tiến hành phân tích đánh giá hoạt động của QCS mình phụ trách theo 5 nội dung trên sau đó nộp về cho cán bộ làm đầu mối công tác giám sát (do 01 cán bộ tuy đã có kinh nghiệm ngân hàng nhưng cũng chưa qua đào tạo nghiệp vụ thanh tra, chưa có kinh nghiệm trong thanh tra, giám sát ngân hàng đảm nhận) tổng hợp thành Báo cáo giám sát đối với hệ thống QCS, báo cáo này được gửi cho Tổ giám sát trước ngày 20 hàng tháng. Tuy nhiên do số lượng các QCS nhiều, tính toán hoàn toàn thủ công (phần mềm không cho ra kết quả chính xác), nên chủ yếu dựa vào “Báo cáo các chỉ tiêu an toàn hoạt động” do các QCS tự tính toán gửi lên. Trong khi đó các chỉ tiêu báo cáo do các QCS tự tính toán thường không chính xác, cán bộ giám sát lại không có đầy đủ dữ liệu, thông tin nên chỉ rà soát (so sánh giữa số liệu báo cáo với số liệu trên Cân đối kế toán) được các chỉ tiêu đơn giản như: huy động, dư nợ, nợ xấu và trích lập dự phòng, lợi nhuận...còn các tỷ lệ đảm bảo an toàn như: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản... thì không đủ điều kiện để rà soát.

2.2.2.3. Kết quả chính qua giám sát từ xa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước năm 2008, kết quả của hoạt động giám sát từ xa đối với hệ thống QCS trên địa bàn tỉnh chỉ đơn giản là việc khai thác số liệu trực tiếp từ “Báo cáo tình hình hoạt động QCS”. Từ khi Tổ giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Hải Dương được thành lập, hoạt động giám sát của Thanh tra, giám sát Chi nhánh đối với hệ thống QCS đã có bước thay đổi về chất: bước đầu đã tiến hành phân tích đánh giá tỷ trọng, xu hướng và xây dựng thành Báo cáo giám sát từ xa đối với hệ thống QCS trên địa bàn tỉnh hàng tháng. Đây thực sự là một tài liệu quan trọng, là công cụ đắc lực giúp Lãnh đạo Chi nhánh định hướng chỉ đạo điều hành, đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả hệ thống QCS trong thời gian qua. Cùng với kết quả thanh tra tại chỗ, báo cáo giám sát hàng tháng là cơ sở cho việc chấm điểm, xếp hạng QCS, là một căn cứ quan trọng trong việc cho phép QCS thực hiện nghiệp vụ Đại lý chi trả ngoại hối, đại lý chuyển tiền cho các TCTD, trong việc cấp phép mở phòng giao dịch, mở rộng địa bàn hoạt động sang xã liền kề.

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số liệu kết quả giám sát hệ thống QCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương 2008 - 2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số lượng quỹ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 15 12 06 Số lượng quỹ vi phạm về tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho

vay trung dài hạn 03 06 08

Số quỹ vi phạm về tỷ lệ mua sắm tài sản cố định/ vốn tự có cấp 1 12 03 07 Số quỹ vi phạm về khả năng thanh khoản 07 05 02

Số quỹ có nợ xấu trên 3% 03 07 04

Nguồn: Báo cáo NHNNVN – Chi nhánh Hải Dương

Từ bảng số liệu trên có thể rút ra một số nhận xét: Năng lực tài chính của các QCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngày thêm tăng cường, số quỹ đảm bảo quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ngày càng tăng, công tác quản trị rủi ro thanh khoản ngày càng được quan tâm chú trọng đảm bảo quỹ dự thanh khoản đáp ứng nhu cầu thanh toán. Chất lượng tín dụng tốt, hầu hết các quỹ đều hoạt động an toàn. Tuy nhiên do cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động thay đổi, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn ngày càng giảm nên xu hướng các quỹ vi phạm tỉ trọng này ngày một tăng lên. Một số quỹ trong điều kiện xây dựng mới trụ sở làm việc nên vi phạm quy định về tỷ lệ tối đa mua sắm tài sản cố định so với vốn tự có cấp 1.

2.2.2.4. Xử lý kết quả qua giám sát từ xa

Hàng tháng căn cứ vào kết quả giám sát từ xa của từng QCS, Thanh tra, giám sát Chi nhánh thông báo bằng văn bản đến các QCS có những vấn đề liên quan trong việc thực hiện các quy định về pháp luật, việc chấp hành các quy định về báo cáo thống kê, các nhận xét, cảnh báo về những diễn biến bất thường trong hoạt động của quỹ, yêu cầu Chủ tịch HĐQT giải trình và có biện pháp khắc phục chấn chỉnh. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ phụ trách theo dõi, giám sát QCS sẽ được cử đến làm việc trực tiếp. Với những vi phạm không thể chấn chỉnh khắc phục ngay, yêu cầu Chủ tịch HĐQT, Giám đốc của quỹ lập kế hoạch, lộ trình chỉnh sửa trình lãnh đạo NHNN Chi nhánh tỉnh chấp thuận. Đối với quỹ đang bị vi phạm tỷ lệ an toàn sẽ phải tăng vốn điều lệ, hoặc giảm dư nợ và không được cấp phép mở rộng địa bàn, không được cấp phép thực hiện các dịch vụ đại lý và chuyển tiền...Kết quả giám sát từ xa cũng được gửi đến đoàn thanh tra đang có kế hoạch thanh tra trực tiếp QCS để

cung cấp kịp thời tình hình hoạt động, nhất là các chỉ số bị vi phạm để đoàn thanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 75 - 82)