Những kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 119 - 124)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

NHNN Việt Nam nên giao cho Hiệp hội QTD nhân dân Việt Nam thực hiện một số nhiệm vụ như xây dựng và triển khai định hướng hoạt động; thu thập, phân tích và xử lý thông tin tổng hợp; thực hiện kiểm toán và quản lý Quỹ an toàn đối với hệ thống QTD; phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống QTD...từ đó giúp Thanh tra, giám sát ngân hàng giảm bớt nguồn lực dành cho hệ thống QCS, tập trung nhân sự vào hoạt động giám sát các chỉ tiêu an toàn hoạt động và hoạt động thanh tra tại chỗ.

Đẩy nhanh việc chuẩn bị từng bước để tách đơn vị Thanh tra, giám sát thuộc bộ máy tổ chức của NHNN Chi nhánh thành đơn vị độc lập trực thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát. Mô hình trực thuộc hai cấp quản lý làm giảm tính độc lập, thống nhất của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đồng thời làm cho công tác quản lý, chỉ đạo cán bộ Thanh tra, giám sát tại đơn vị Chi nhánh bị phân tán, việc đánh giá, kiểm soát chất lượng cán bộ bị hạn chế vì thiếu sự quản lý tập trung thống nhất của một đơn vị đầu mối.

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và tiên tiến để phục vụ cho hiện đại hóa công nghệ thanh tra, giám sát QCS theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Sớm mua và triển khai phần mềm giám sát từ xa đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động GSTX đối với hệ thống QCS ở Việt Nam, thay thế phần mềm đã lạc hậu không còn khai thác được của phần mềm hiện tại.

Sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán QCS cho phù hợp với thông lệ quốc tế, Quy định áp dụng các chuẩn mực kế toán và yêu cầu kiểm toán bắt buộc cũng như chế độ công khai các Báo cáo tài chính của QCS.

Tiếp tục hoàn thiện khung đào tạo đối với cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng trên cơ sở các tiêu chuẩn chung theo quy định của ngạch thanh tra viên và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng, các kỹ năng nghiệp vụ thanh tra và kỹ năng lãnh đạo quản lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tăng cường hợp tác quốc tế và hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín để trang bị kiến thức nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho thực tế công việc của từng vị trí công việc. Xây dựng và tổ chức đào tạo nghiệp vụ GSTX đối với các TCTD cho các cán bộ thanh tra, giám sát. Xây dựng định mức cụ thể trong đó đảm bảo thời gian hợp lý để cán bộ thanh tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nghiệp vụ, nghiên cứu, cập nhật văn bản chế độ. Bổ sung việc đánh giá chất lượng đào tạo thông qua việc viết báo cáo ứng dụng kiến thức được đào tạo bồi dưỡng vào công việc thực tế vào quy trình đào tạo.

Xây dựng quy định về điều kiện và tiêu chuẩn của cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát đặc biệt là các quy định về các chức vụ lãnh đạo trong đơn vị Thanh tra, giám sát. Trong đó tiêu chuẩn về kinh nghiệm thực tế phải là một trong những tiêu chí hàng đầu. Cụ thể hoá các tiêu chí trong việc đánh giá cán bộ thanh tra, giám sát. Sớm triển khai xây dựng sổ tay thanh tra, giám sát đối với QCS và bản mô tả chi tiết từng vị trí công việc của Thanh tra, giám sát Chi nhánh.

PHẦN KẾT LUẬN

Hải Dương là tỉnh có nền nông nghiệp phát triển với trên 80% dân số tập trung ở vùng nông nghiệp, nông thôn, nơi những hộ gia đình và cá nhân có thu nhập trung bình và thấp sản xuất, kinh doanh và sinh sống. Tuy mạng lưới hệ thống các TCTD trên địa bàn những năm gần đây đã có sự mở rộng mạnh mẽ về khu vực này nhưng nhu cầu cũng như khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức từ hệ thống NHTM của các hộ gia đình, cá nhân vẫn còn nhiều hạn chế. Trong điều kiện đó, hệ thống QCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã trở thành người bạn tin cậy, gần gũi đáp ứng nhu cầu tài chính cho hộ nông dân, những người sản xuất kinh doanh nhỏ, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh nhà, góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trên địa bàn.

Mang đầy đủ đặc điểm của một TCTD quy mô nhỏ, bên cạnh những nét riêng có; với định hướng tiếp tục duy trì phát triển loại hình TCTD dụng này nhưng hạn chế phát triển về số lượng mà tăng cường liên kết để nâng cao năng lực tài chính, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, hoạt động đa năng như những NHTM, hệ thống QCS Việt Nam nói chung, trên địa bàn tỉnh nói riêng cần nỗ lực khắc phục tồn tại, thách thức, tận dụng những thời cơ để rút ngắn thời gian đổi mới. Trong quá trình đó, hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống QCS tại NHNNVN – Chi nhánh Hải Dương phải tiếp tục được hoàn thiện mới có thể theo kịp đòi hỏi thực tiễn, giúp loại hình TCTD này phát triển bền vững theo đúng định hướng đã đề ra.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, bám sát phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đạt được các mục tiêu đã đề ra:

1. Đã khái quát được những nét cơ bản về NHTW và hệ thống quỹ tín dụng trên thế giới và tại Việt Nam. NHNNVN là cơ quan quyền lực công của Nhà nước thực hiện chức năng NHTW và chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng (trong đó có chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng). Hệ thống quỹ tín dụng tại Việt Nam với nền tảng là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã có lịch sử hình thành, phát triển trên 50 năm và những đặc trưng đã và đang là đối tượng của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

2. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thanh tra, giám sát ngân hàng nói chung, thanh tra, giám sát hệ thống quỹ tín dụng nói riêng với phương pháp CAMELS và các nguyên tắc, điều kiện giám sát hiệu quả của Ủy ban Basel.

3. Trên cơ sở lý luận chung tại chương 1, phần 2 và phần 3 của luận văn tiến hành phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại NHNN Chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2008-2010 và đưa ra các giải pháp, ý kiến để hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới.

Phần thực trạng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. Phần giải pháp, ý kiến đề xuất được đưa ra trên cơ sở các căn cứ:

- Định hướng đổi mới của hệ thống QCS cũng như của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới;

- Phương pháp và những nguyên tắc, yêu cầu, điều kiện của hoạt động giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả trên thế giới;

- Những hạn chế trong thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống QCS tại Chi nhánh.

Giải pháp, ý kiến đưa ra để khắc phục những nguyên nhân của hạn chế đồng thời phát huy những kết quả đạt được từ đó hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống QCS tại NHNN Chi nhánh Hải Dương vừa đáp ứng yêu cầu thanh tra, giám sát hiệu quả loại hình tổ chức tài chính này vừa đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Đó là các giải pháp về tổ chức, nhân sự, về nghiệp vụ...Các ý kiến đưa ra với NHNN VN, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trên nhằm giúp cho các giải pháp có thể thực hiện trong thực tế.

Tuy nhiên luận vẫn còn hạn chế như: chưa đưa ra được hệ thống lý luận về hoạt động thanh tra, giám sát của NHTW đối với riêng hệ thống quỹ tín dụng; một số giải pháp, kiến nghị còn chung chung, chưa nêu được nội dung chi tiết, lộ trình và các điều kiện thực hiện nên có thể thiếu tính khả thi trong thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Lịch sử phát triển và đổi mới thanh tra ngân hàng Việt Nam.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (2010),

Kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng trụ cột 2 và 3 trong Basel II.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (2006), Điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng tại các ngân hàng hợp tác xã.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Thanh tra, giám sát và kiểm soát nội bộ quỹ tín dụng nhân dân.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Ngân hàng Phát triển châu Á (2010), Tập huấn nâng cao kỹ năng giám sát hoạt động tài chính vi mô cho cán bộ Ngân hàng Nhà nước.

7. PTS Hồ Diệu (1998), Các định chế tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. PGS- TS. Nguyễn Duệ (2005), giáo trình Ngân hàng Trung ương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. TS. Tô Kim Ngọc ( 2004), giáo trình Lý thuyết Tiền tệ- Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. PGS – TS. Nguyễn Đình Tự ( 2008), Thanh tra, giám sát, kiểm soát, kiểm toán ngân hàng, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương(2010), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010.

12. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương( 2009), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009.

13. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương( 2011), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

14. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương ( 2008,2009,2010), Báo cáo giám sát và phân tích cuối quý IV năm 2008,2009, 2010.

15. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương ( 2008, 2009,2010), Báo cao tổng kết công tác thanh tra, giám sát năm 2008, 2009, 2010.

16. Peter S.Rose(2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 17. Trường Cán bộ thanh tra (2008), Nghiệp vụ công tác thanh tra, Nhà xuất bản

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w