5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác quản lý điều hành
Bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự cho vị trí lãnh đạo thanh tra phải ưu tiên trước hết cho người có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, giám sát. Con người luôn là yếu tố trọng yếu quyết định sự phát triển của bất cứ tổ chức nào, những người lãnh đạo lại càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ấy. Hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng là hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, một lĩnh vực kinh tế có tính tổng hợp, nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đỏi hỏi người thực hiện hoạt động này phải có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn vừa tổng hợp vừa chuyên sâu để có thể đánh giá, kết luận đúng đắn những vấn đề qua thanh tra trên cả ba phương diện pháp lý, khoa học và thực tế. Bên cạnh yếu tố tâm huyết và đạo đức nghề nghiệp chung của người công chức giữa các chức vụ quản lý thì yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong
công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phải được ưu tiên chú trọng khi lựa chọn để bổ nhiệm và sắp xếp nhân sự giữ vị trí lãnh đạo cho Thanh tra, giám sát Chi nhánh.
Bố trí điều động, sắp xếp cán bộ, phân công nhiệm vụ theo hướng: chú trọng hơn đến hoạt động giám sát từ xa, đặc biệt tập trung vào hoạt động GSTX đối với hệ thống QCS. Với phương pháp cổ truyền, hoạt động thanh tra chủ yếu là việc tiến hành các cuộc thanh tra tại chỗ. Tuy nhiên, phương pháp thanh tra ngân hàng sẽ được đổi mới theo hướng kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ với thanh tra, giám sát rủi ro mà một yêu cầu cơ bản của phương pháp này là không thể tách rời hoạt động giám sát từ xa với thanh tra tại chỗ, trong đó giám sát từ xa là cơ sở, đóng vai trò chỉ dẫn trọng tâm, trọng điểm cho thanh tra tại chỗ.
Căn cứ vào tình hình nhân sự của Thanh tra, giám sát Chi nhánh hiện nay, có thể bố trí những cán bộ không có điều kiện đi công tác lưu động làm nhiệm vụ GSTX nhưng nhất thiết những người phụ trách, tổng hợp kết quả giám sát phải là những người có kinh nghiệm, có kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, đã được qua đào tạo và đặc biệt phải có khả năng phân tích, tổng hợp và dự báo tốt. Hiện nay việc phân công cán bộ theo dõi giám sát các TCTD của đơn vị lại ưu tiên những cán bộ có thâm niên nghiệp vụ cao phụ trách các Chi nhánh NHTM cổ phần trên địa bàn. Quan điểm phân công nhiệm vụ như trên là không phù hợp với phương pháp thanh tra, giám sát toàn bộ (thanh tra, giám sát toàn hệ thống pháp nhân). Với phương pháp này, Thanh tra, giám sát Chi nhánh không thực hiện việc giám sát đối với các NHTM (do Cơ quan Thanh tra, giám sát trung ương thực hiện) mà chỉ thực hiện việc giám sát đối với các QCS, chính vì thế trong thời gian tới cần tập trung nhân sự cho hoạt động giám sát hệ thống QCS trên địa bàn. Theo tôi trong thời gian tới cần bố trí phân công nhiệm vụ cho cán bộ Thanh tra, giám sát Chi nhánh như sau:
Bảng 3.1. Phương án phân công nhiệm vụ Thanh tra, giám sát NHNNVN - Chi nhánh Hải Dương
Bộ phận Nhiệm vụ Số lượng Tổng số Trong đó Thanh tra viên trở lên Lãnh đạo Bộ phận Thanh tra tại chỗ
Thanh tra tại chỗ các Chi nhánh NHTM và Ngân hàng TMCP Đại Dương
11 4
1 Phó Chánh TTGS Thanh tra tại chỗ các QCS và Chi nhánh QTW
Thanh tra, kiểm tra các hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác
Bộ phận GSTX
Giám sát thường xuyên đối với hệ thống QCS, xây dựng kế hoạch thanh tra, quản lý cấp phép, xếp loại, hướng dẫn đại hội.. đối với hệ thống QCS
04
03 01 Phó Chánh Giám sát thường xuyên đối với NHTMCP Đại Dương,
xây dựng kế hoạch thanh tra, quản lý, cấp phép, xếp loại, hướng dẫn đại hội... đối với đơn vị này
01
Theo dõi hoạt động các Chi nhánh ngân hàng và Chi nhánh QTW, quản lý cấp phép đối với các đơn vị này 01
Bộ phận tổng hợp
Tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu tố
Tổng hợp, văn phòng, phê duyệt kế hoạch thanh tra, các báo cáo và thẩm định việc quản lý, cấp phép, xếp loại TCTD 02 01 01 Phó Chánh thường trực Tổng cộng 18 7 03
Thực hiện tốt hơn nữa công tác quy hoạch cán bộ thanh tra, đội ngũ lãnh đạo thanh tra. Ngoài việc thực hiện công tác quy hoạch cán bộ công chức theo quy định, Chi nhánh cần tiến hành lập kế hoạch, quy hoạch cán bộ làm công tác thanh tra
trong đó nguồn là cán bộ có năng lực trình độ trong toàn cơ quan. Trên cơ sở danh sách quy hoạch, tiến hành đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ để sẵn sàng bổ sung lực lượng cho thanh tra khi cần thiết.
Hàng năm tiến hành tổ chức đánh giá cán bộ thanh tra nên tham khảo ý kiến đánh giá của các TCTD, của cán bộ được phân công nhiệm vụ giám sát đoàn thanh tra. Việc lấy ý kiến của các TCTD có thể thực hiện dưới hình thức: xây dựng hòm thư góp ý yêu cầu đối tượng thanh tra, giám sát gửi báo cáo nhận xét về các đoàn viên trong đoàn thanh tra, về cán bộ phụ trách theo dõi, giám sát; người giám sát đoàn thanh tra cũng phải có báo cáo nhận xét đánh giá về đoàn viên đoàn thanh tra. Ý kiến nhận xét theo các tiêu chí: đạo đức, trình độ nghiệp vụ, thái độ ứng xử, chấp hành quy chế đoàn thanh tra và các quy định khác và có chia ra 4 mức: A-B-C-D. Các ý kiến nhận xét này được lưu và là tài liệu mật chỉ có Giám đốc Chi nhánh và Chánh thanh tra, giám sát mới có quyền sử dụng.
Phân loại cán bộ thanh tra theo năng lực sở trường để bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu: đào tạo văn bằng 2 hoặc tham gia các khóa đào tạo ngắn ngày chất lượng cao về công nghệ thông tin, ngoại ngữ...lựa chọn đào tạo những chuyên gia về thanh tra, giám sát trong khuôn khổ chương trình đào tạo chuyên gia của NHNN và các dự án hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài.
Tăng cường công bố thông tin về tình hình hoạt động của hệ thống QCS ra thị trường: Các báo cáo giám sát và báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo tổng kết hoạt động hệ thống nên gửi cho toàn bộ hệ thống QCS trên địa bàn, cho QTW, Bảo hiểm tiền gửi và Hiệp hội QTDND vừa có tác dụng tuyên truyền phổ biến, quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho các QCS có hoạt động tốt, vừa có tác dụng ngăn ngừa cảnh báo các QCS có hoạt động yếu kém, đồng thời để tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cơ quan liên quan.
Tiếp tục kiện toàn sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Chi nhánh: chuyển nhiệm vụ báo cáo thống kê, quản lý ngoại hối và đầu mối thông tin tuyên truyền, công tác thi đua khen thưởng các TCTD trên địa bàn sang Thanh tra,
giám sát. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Giám đốc Chi nhánh hoàn toàn có thể phân công nhiệm vụ các Phòng trong Chi nhánh cho khoa học và phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh có 2 chức năng chính là: quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn; thực hiện chức năng ngân hàng trung ương trên địa bàn theo uỷ quyền của Thống đốc. Việc duy trì bộ phận thông tin báo cáo, đầu mối cung cấp thông tin về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn ở Phòng Nghiên cứu tổng hợp & KSNB, trong khi nhiệm vụ Thanh tra, giám sát Chi nhánh không chỉ thống kế báo cáo về tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn mà còn là nơi quản lý, hướng dẫn, phân tích đánh giá, dự báo lĩnh vực trên, nắm bắt thường xuyên, liên tục và tổng thể về hoạt động của các TCTD...như hiện nay là một sự chồng chéo nhiệm vụ, lãng phí nhân lực đồng thời gây rườm rà, phiền hà cho các TCTD. Tương tự như vậy, nhiệm vụ quản lý ngoại hối (đang giao cho Phòng Nghiên cứu tổng hợp và KSNB) và công tác thi đua khen thưởng đối với các TCTD (đang là nhiệm vụ của Phòng Hành chính – Nhân sự) nên chuyển về Thanh tra, giám sát cũng là khoa học và giản tiện. Nếu bố trí gọn các nhiệm vụ trên về Thanh tra, giám sát; các phòng nghiệp vụ khác, khi cần thiết chỉ việc khai thác thông tin từ Thanh tra, giám sát thì Chi nhánh hoàn toàn có thể tăng cường nhân sự cho Thanh tra, giám sát cả về số lượng lẫn chất lượng mà vẫn tiết kiệm được 04 biên chế, chỉ cần 58 cán bộ nhân viên như hiện tại (định biên được duyệt theo mô hình hiện nay là 62 cán bộ nhân viên). Nếu sắp xếp theo hướng trên thì có thể phân bổ nhân sự giữa các phòng theo sơ đồ vị trí công việc như sau:
Sơ đồ 3.1. Phương án vị trí công việc (58 cán bộ nhân viên) Trưởng Phòng TTKQ Trưởng Phòng KT PC1 PC2 PC3 PP PP PP
1/ Giám sát từ xa: tiếp nhận báo cáo; thống kê, báo cáo số liệu; tổng hợp, phân tích, nghiên cứu; xây dựng các báo cáo giám sát, báo cáo theo chế độ thông tin báo cáo thường xuyên và đột xuất
2/ Quản lý, cấp phép các TCTD và quản lý ngoại hối với các tổ chức khác
(12 cán bộ thực hiện kết hợp 2 nhiệm vụ trên) 3/Thanh tra tại chỗ (11 CB)
4/ Thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo 5/ Văn phòng và các nhiệm vụ khác (2 cán bộ kết hợp làm nhiệm vụ 4 và 5) 1/ Tổ chức, nhân sự (1CB) 2/ Hành chính, quản trị (2CB) 3/ Phục vụ (2CB)
4/ Văn thư, lưu trữ (1CB) 5/ Bảo vệ (5CB) 6/ Lái xe (3CB) 1/ Kế toán thanh toán 2/ Kế toán tiền gửi, tiền vay 3/Kế toán chi tiêu, tài sản 4/Tin học (4 CB) Phó giám đốc Phó giám đốc Trưởng Phòng HCNS Chánh TTGS Kiểm soát trưởng Phó giám đốc 1/Quản lý tiền tệ, kho quỹ 2/Thủ kho 3/Thủ quỹ 4/Kiểm ngân 5/Nhân viên kho tiền (6 CB) Kiểm soát nội bộ (2CB)
Ban hành quy chế quy định cụ thể việc trao đổi thông tin, phối hợp công tác giữa các cán bộ, các bộ phận, phòng có liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát. Chẳng hạn như, tất cả các báo cáo theo dõi, thống kê về công tác tiền tệ, kho quỹ và kế toán thanh toán, các báo cáo kiểm tra nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ đối với các TCTD đều phải gửi cho Thanh tra, giám sát trong thời hạn thời gian nhất định.
Trong phạm vi quyền hạn của Chi nhánh, cần tăng cường tính độc lập của Thanh tra, giám sát Chi nhánh: ủy quyền cho Chánh Thanh tra, giám sát trong việc ra quyết định thanh tra tại chỗ và quản lý cấp phép, thu hồi giấy phép của TCTD theo quy mô.