5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
* Phương pháp thanh tra, giám sát chưa được đổi mới một cách toàn diện
Mặc dù hoạt động giám sát từ xa đã được quan tâm nhưng hoạt động thanh tra tại chỗ theo phương pháp truyền thống vẫn là chủ yếu: hoạt động giám sát từ xa QCS chỉ được bố trí khoảng 5% nguồn lực nhân sự thanh tra, trong khi đó hoạt động thanh tra tại chỗ chiếm 20%. Hơn nữa hoạt động giám sát từ xa lại không được thực hiện một cách thường xuyên, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ với hoạt động thanh tra tại chỗ. Hoạt động thanh tra tại chỗ chưa tận dụng được kết quả giám sát từ xa, tình trạng trong thời gian thanh tra mới tiến hành cập nhật thông tin về tình hình hoạt động của quỹ, cập nhật văn bản chế độ mới về tổ chức và hoạt động của quỹ dẫn đến việc sử dụng thời gian thanh tra không hiệu quả. Từ đó có thể kết luận phương pháp thanh tra, giám sát đối với hệ thống QCS trên địa bàn tỉnh Hải
Dương thực chất vẫn là phương pháp cổ truyền, phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro chưa được áp dụng trong thực tế hoạt động thanh tra, giám sát tại Chi nhánh.
* Nội dung hoạt động thanh tra, giám sát còn tràn lan, không có trọng tâm trọng điểm; các chỉ tiêu giám sát vừa thừa lại vừa không đầy đủ
Nội dung giám sát còn sơ sài, chưa đầy đủ theo phương pháp CAMELS, xong quy trình lại có những bước rườm rà như việc thống kê số liệu, tính tăng giảm của các chỉ tiêu nguồn vốn, dư nợ, khả năng thanh khoản, chỉ tiêu tài chính...
Chưa thiết lập được hệ thống mẫu biểu trong thanh tra tại chỗ đối với hệ thống QCS. Hệ thống mẫu biểu chỉ tiêu
* Chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu
Các báo cáo giám sát từ xa nặng về nêu số liệu, phần phân tích, đánh giá tổng hợp, nhận xét xu thế, giải thích nguyên nhân biến động chưa nhiều. Hơn nữa các chỉ tiêu tính toán thường thiếu chính xác nên còn tình trạng số liệu không khớp đúng với kết quả thanh tra tại chỗ, ý kiến đánh giá, phân tích trong báo cáo giám sát từ xa hệ thống QCS trái ngược với các báo cáo tổng hợp thống kê, dự báo, và các báo cáo kiểm tra khác của các phòng ban khác trong Chi nhánh.
Cán bộ giám sát chỉ tập trung đánh giá riêng lẻ các chỉ tiêu mà không có sự phân tích mối liên quan giữa các nhóm chỉ tiêu hay toàn bộ hoạt động. Thực hiện theo thói quen, bắt chước, chưa có sự đầu tư nghiên cứu đúng mức để hoạt động giám sát có chất lượng tốt hơn.
Báo cáo giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro, chưa đáp ứng được mục tiêu của công tác giám sát thường xuyên, chưa đưa ra được các vấn đề trọng tâm, trọng điểm để thanh tra tại chỗ làm căn cứ xây dựng đề cương, kế hoạch thanh tra. Kết quả GSTX còn chưa được xử lý sâu sát, nghiêm minh.
Trong hoạt động thanh tra tại chỗ vẫn có trường hợp cùng một sai phạm nhưng giữa các đoàn thanh tra lại có ý kiến kết luận khác nhau, các loại sai phạm bị lặp lại, thậm chí lặp lại trong cùng 1 quỹ giữa các kỳ thanh tra là khá phổ biến. Các lỗi mà thanh tra tại chỗ phát hiện ra thường là những lỗi nghiệp vụ nhỏ, những sai phạm về
tuân thủ chứ chưa phát hiện được những vấn đề tồn tại, yếu kém mang tính chất hệ thống tiềm ẩn nguy cơ rủi ro.
Như vậy, hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống QCS tại NHNNVN – Chi nhánh Hải Dương những năm gần đây đã có sự đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cảnh bảo rủi ro đối với các QCS: công tác thanh tra tại chỗ là chủ yếu, công tác giám sát từ xa chưa được coi trọng đúng mức, chất lượng phân tích dự báo yếu, chưa thực hiện được vai trò hướng dẫn, chỉ điểm cho hoạt động thanh tra tại chỗ...Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
* Nhóm nguyên nhân chủ quan
Công tác quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế
Mặc dù đã qua nhiều lần thay đổi, nhưng mô hình tổ chức chưa đảm bảo tính độc lập:Thanh tra, giám sát Chi nhánh chịu sự quản lý của 2 cấp: Chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh nên tính độc lập không cao. Đặc biệt từ khi quy định Phó giám đốc kiêm Chánh thanh tra, giám sát (thực tế là không có người đứng đầu Thanh tra, giám sát Chi nhánh) lại càng giảm tính độc lập của đơn vị Thanh tra, giám sát.
Do chưa nắm bắt được đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, tầm quan trọng của hoạt động giám sát thường xuyên nên chưa coi trọng việc bố trí sắp xếp cán bộ kinh nghiệm công tác, kỹ năng nghiệp vụ thanh tra để làm công tác GSTX. Công tác chuẩn bị thanh tra, tổng kết sau thanh tra chưa coi trọng vấn đề chia sẻ thông tin, tập huấn rút kinh nghiệm, quán triệt mục đích yêu cầu của từng cuộc thanh tra nên thực hiện các bước này còn hình thức, sơ sài.
Những người quản lý, điều hành trực tiếp Thanh tra, giám sát Chi nhánh hiện nay chưa có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, giám sát, chưa được đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra, giám sát.
trong thanh tra, giám sát, giữa các phòng trong Chi nhánh dẫn đến có nhiều lĩnh vực thì theo dõi quản lý chồng chéo, trùng lắp nhưng lại có nhiều vấn đề bị bỏ qua.
Tình trạng thiếu cán bộ ở tất cả các bộ phận nghiệp vụ nên rất khó khăn cho việc ưu tiên bố trí cán bộ có năng lực, trình độ cao, có kinh nghiệm trong công tác cho thanh tra, giám sát;
Xử phạt, xử lý sau thanh tra, giám sát còn nương nhẹ, mang tính gia đình chủ nghĩa, chưa thực sự nghiêm khắc.
Đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.
Nhân sự Thanh tra, giám sát Chi nhánh từ 2008 đến nay có nhiều biến động (cả về lãnh đạo lẫn đội ngũ cán bộ trực tiếp). So với sơ đồ vị trí công việc đã được duyệt, hiện nay Thanh tra, giám sát Chi nhánh đang thiếu 6 cán bộ. Tỷ lệ thanh tra viên, tỷ lệ cán bộ đã qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, tỷ lệ cán bộ có kinh nghiệm thanh tra từ 5 năm trở lên thấp. Trình độ am hiểu, cập nhật văn bản chế độ, các kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại còn yếu. Kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, giám sát còn nhiều bất cập, kỹ năng ngoại ngữ, tin học còn hạn chế chưa có khả năng đọc được các tài liệu nước ngoài, chưa lĩnh hội được các khóa tập huấn do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy về thanh tra, giám sát ngân hàng, hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tình trạng không giữ được, không thu hút được cán bộ giỏi ở thanh tra, giám sát Chi nhánh ngày càng tăng; tình trạng thiếu hụt, tạo ra khoảng trống nguy hiểm trong đội ngũ cán bộ kế cận. Tầm quan trọng của khâu chuẩn bị thanh tra và theo dõi, xử lý, rút kinh nghiệm sau thanh tra trong quy trình thanh tra chưa được cán bộ thanh tra nhận thức đúng mức. Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin cũng như kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của một số cán bộ còn yếu.
Trong khi đó công cụ, phương tiện vật chất cho cán bộ thanh tra chưa được trang cấp đầy đủ theo tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được điều kiện vật chất của thanh tra, giám sát hiệu quả: Thanh tra, giám sát Chi nhánh hiện chưa được trang bị đầy đủ số máy vi tính, máy in theo định mức quy định. Trong điều kiện đi công tác động thường xuyên, cả phòng mới được trang bị 01 máy tính xách tay là chưa đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Phần mềm GSTX đối với hệ thống QCS đã quá lạc hậu, không
còn phát huy được tác dụng nữa. Chưa có sổ tay thanh tra, giám sát đối với hệ thống QCS. Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác GSTX còn chắp vá, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu để hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát như Basel II yêu cầu.
* Nhóm nguyên nhân khách quan
Cơ chế chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ nhưng lại chưa có tính ổn định và phù hợp tương đối.
Trong vòng 3 năm mà có 2 lần thay đổi mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ nên việc bố trí sắp xếp cán bộ đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của cán bộ, nhân viên trong phòng. Những xáo trộn về nhân sự cùng với các chức năng nhiệm vụ mới cần phải có thời gian ổn định cũng như làm quen với các mảng nghiệp vụ mới đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lao động của cán bộ.
Hành lang pháp lý đối với hoạt động GSTX hệ thống QCS chưa được thiết lập đầy đủ: chưa có văn bản pháp quy nào quy định về hoạt động GSTX đối với hệ thống QCS. Công văn 329/CV-TTr1 mà Thanh tra NHNN ban hành từ năm 2000 không phải là văn bản Quy phạm pháp luật, mặt khác cũng đã quá lạc hậu với nhiều bất cập.
Chính sách độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát: tiền lương và thu nhập chưa có tính cạnh tranh và thu hút. Mặc dù trong mấy năm gần đây, cán bộ thanh tra được cấp thêm tiền trang phục thanh tra, có thêm phụ cấp thâm niên nghề, được tăng lương cơ bản... nhưng đó chỉ là chính sách của Nhà nước đối với nghề thanh tra nói chung. Trong khi đó với cơ chế khoán kinh phí hoạt động ngày càng chặt chẽ, chế độ công tác phí cho cán bộ đi công tác động thường xuyên như thanh tra bị giảm bớt và rất khó khăn. Với đặc thù lao động trong ngành tài chính ngân hàng, thì chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ của NHNN hiện nay đối với cán bộ và đặc biệt đối với thanh tra là chưa hợp lý. Tiền lương và thu nhập chênh lệch quá lớn không tạo ra động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; không giữ được và càng không thể thu hút cán bộ giỏi ở thanh tra, giám sát.
Cơ chế, chính sách đào tạo: Đến năm 2010, NHNN Việt Nam đã xây dựng được khung đào tạo đối với cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng, tuy nhiên việc thực hiện theo khung đào tạo này là cả một vấn đề khi áp lực công việc ngày một gia tăng, cán bộ Chi nhánh nếu tận dụng hết vẫn còn chưa đủ nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc thường xuyên thì việc bố trí, sắp xếp công việc để cán bộ đi học là hết sức khó khăn. Bên cạnh đó chất lượng các khóa đào tạo chưa cao, chưa được khảo sát đánh giá đầy đủ về việc hiệu quả ứng dụng những kiến thức đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn công việc nên chưa tạo ra động lực để cán bộ tích cực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Chưa có tiêu chuẩn cụ thể đối với người làm công tác thanh tra, giám sát nói chung, người được bổ nhiệm các chức danh quản lý trong thanh tra nói riêng. Ngay cả với cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ của các TCTD cũng có yêu cầu, điều kiện tối thiểu, trong khi đó cán bộ làm công tác thanh tra các TCTD khác lại chưa có một quy định tối thiểu nào (chỉ mới có quy định tiêu chuẩn đối với thanh tra viên). Hơn nữa, đối với các chức danh lãnh đạo thanh tra bên cạnh các quy định chung cũng cần những yêu cầu riêng về kinh nghiệm, nghiệp vụ thanh tra, giám sát.
Đối tượng thanh tra, giám sát là các QCS còn nhiều yếu kém về khả năng tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực
Trình độ trang bị công nghệ thông tin yếu kém (hầu hết các QCS đã có phần mềm tự động tính toán các chỉ tiêu an toàn hoạt động nhưng đây chỉ là những chương trình do tự QCS đặt hàng và lắp đặt, không phải là phần mềm tiêu chuẩn được cơ quan chức năng thẩm định, xét duyệt). Công tác hạch toán kế toán còn chưa tuân theo chuẩn mực, chưa yêu cầu kiểm toán độc lập nên hệ thống báo cáo tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu về tính minh bạch, tính chuẩn mực. Khả năng quản trị rủi ro, công tác kiểm soát nội bộ yếu kém của QCS cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng công tác thanh tra, giám sát hệ thống QCS của NHNN còn nhiều hạn chế, bất cập.
Tóm lại: Địa bàn tỉnh Hải Dương có 71 QCS đang hoạt động phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm dịch vụ. Với những kết quả đã đạt được trong công
tác quản lý nhà nước nói chung, trong công tác thanh tra, giám sát nói riêng, NHNN Chi nhánh tỉnh đã góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của các TCTD này. Tuy nhiên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống QCS của NHNN trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều hạn chế. Đánh giá đúng thực trạng, phát hiện ra những nguyên nhân, tìm ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế ấy sẽ là bước tiếp theo để hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đáp yêu cầu quản lý hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế, theo kịp sự phát triển của hệ thống QCS, tiếp tục đảm bảo tính an toàn và bền vững của loại hình TCTD này.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI
HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TẠI NHNNVN – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG