Kinh nghiệm của Đức

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Kinh nghiệm của Đức

Đức là quốc gia có QTD xuất hiện đầu tiên và phát triển sớm nhất. Cùng với thị trường tài chính tiền tệ, hệ thống QTD dần hoàn thiện, chuyển đổi mô hình hoạt động, trở thành những Ngân hàng Hợp tác xã phát triển về số lượng và chất lượng. Tại Đức,

các Ngân hàng Hợp tác xã là đối tượng giám sát của Cơ quan giám sát tài chính Liên bang (BaFin). BaFin phân loại các Ngân hàng hợp tác xã thành hai loạị: loại “nhỏ” và loại “vừa và lớn”, đồng rời xây dựng sổ tay giám sát riêng cho từng loại.

Các HTX tín dụng nhỏ: là các Ngân hàng nhân dân và các Reiffeisen, với loại này, BaFin đưa ra các đưa ra các quy định về tổ chức bộ máy và các quy trình hoạt động, về xây dựng sổ tay tín dụng, các yêu cầu mục tiêu đối với điều hành thu nhập và điều hành rủi ro, về chế độ báo cáo, về cơ sở tin học...

Đối với sổ tay tín dụng phải đưa ra được các nguyên tắc, các thông tin về chiến lược rủi ro tín dụng, nội dung chiến lược rủi ro tín dụng, triển khai mục tiêu chiến lược, việc rà soát và giám sát chiến lược rủi ro tín dụng.

Đối với yêu cầu điều hành thu nhập: Yêu cầu các HTX tín dụng nhỏ phải dự báo kết quả hoạt động hàng quý với các khoản mục cụ thể sau đó tính được chênh lệch giữa giá trị thực và giá trị mục tiêu, nếu kết quả là chênh lệch âm thì phải có biện pháp khắc phục bằng văn bản đồng thời giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp đó.

Đối với yêu cầu điều hành rủi ro, BaFin đưa ra quy chế Marisk để phân loại và đo lường rủi ro bằng các phương pháp cụ thể, đồng thời quy định các hạn mức rủi ro, các hạn mức danh mục tài sản và các giới hạn mức vay. Trong trường hợp các Ngân hàng HTX nhỏ gặp phải rủi ro thanh khoản thì sẽ được DZ Bank và WGZ hỗ trợ thêm vốn khả dụng.

Năm 1982, BaFin quy định các nguyên tắc cơ bản về duy trì vốn khả dụng trong hệ thống liên kết các HTX tín dụng, trong đó các tổ chức tài chính loại này phải duy trì hệ số giữa Tổng phương tiện thanh toán có thể sử dụng/tổng trách nhiệm thanh toán có thể phải thực hiện (cho từng dải thời gian từ 1 đến 4) >= 1.

Từ năm 2003, áp dụng các nguyên tắc của Basel II, thông lệ tốt nhất về quản trị và giám sát rủi ro hoạt động, BaFin đã đưa ra “các yêu cầu tối thiểu về vốn tự có”, “các yêu cầu tối thiểu về quản trị rủi ro” và các quy định về công bố thông tin đối với các HTX tín dụng nhỏ.

Bên cạnh BaFin, các HTX tín dụng còn chịu sự giám sát và hỗ trợ của Hiệp hội liên bang các ngân hàng hợp tác (BVR), các hiệp hội khu vực, và đặc biệt là sự hỗ trợ của hai trung tâm tin học Fiduzia AG và GAD.

Các HTX tín dụng vừa và lớn: Từ những năm 90, do chi phí rủi ro quá cao, gánh nặng lớn cho tổ chức bảo toàn, chi phí vật chất và nhân sự cũng tăng cao, áp lực cạnh tranh lớn trong khi chênh lệch lãi suất giảm, tính minh bạch của các sản phẩm ngân hàng qua hoạt động ngân hàng trên internet và yêu cầu áp dụng Basel II, đã gây áp lực phải thay đổi trong hợp tác liên kết các HTX tín dụng, hình thành các ngân hàng thuần túy tiêu thụ. Năm 2000, BaFin xây dựng đề án “VR-Control”, điều hành ngân hàng theo giá trị hiện tại. Phương pháp quản trị này làm tăng khả năng sinh lời của các HTX tín dụng, giúp sử dụng hệ thống thông qua hợp tác liên kết và thực hiện điều hành rủi ro, điều hành hoạt động thống nhất trong toàn hệ thống liên kết. Các HTX tín dụng vừa và lớn quản trị theo “VR-Contro” đã tạo ra tính minh bạch trong việc đánh giá mức độ rủi ro, giúp BaFin và các HTX tín dụng xem xét, đánh giá một cách tổng hợp tất cả rủi ro để so sánh các hoạt động khác nhau của ngân hàng, điều hành việc chuyển đổi thời hạn thông qua các quy định trong việc điều hành nghiệp vụ khách hàng, điều hành rủi ro, quy định một hệ thống hạn mức rủi ro đồng bộ, quy định về hệ thống báo cáo chuẩn toàn bộ ngân hàng.

Bài học rút ra đối với Việt Nam: cả ở Đức và ở Mỹ, xu thế các QTD là ngày càng phát triển, số lượng các quỹ tín dụng ngày càng ít đi nhưng quy mô ngày càng tăng lên. Tuy vậy, bên cạnh những hợp tác lớn thì vẫn còn các QTD nhỏ. Việc thanh tra, giám sát đối với loại định chế tài chính này có thể do một cơ quan riêng chuyên thanh tra, giám sát quỹ tín dụng (như ở Mỹ) hay là một cơ quan chung thanh tra, giám sát tài chính Liên bang (như ở Đức) thì cũng cần thiết phải phân loại các quỹ tín dụng theo quy mô và xây dựng sổ tay giám sát đối với từng loại cho phù hợp. Khi các QTD liên kết, hợp tác thành các liên hiệp lớn thì nên áp dụng Thông lệ tốt nhất về quản trị và giám sát rủi ro hoạt động của Basel II, như tất cả các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w