Xu hướng phát triển của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và định hướng đổi mới hoạt

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 99 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Xu hướng phát triển của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và định hướng đổi mới hoạt

định hướng đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

3.2.1. Kế hoạch phát triển và lộ trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới

Định hướng phát triển, đồng thời nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011- 2015 là phấn đấu GDP bình quân tăng 7-8% mỗi năm., tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân giảm 2-3% mỗi năm. Các định hướng và nhiệm vụ hàng đầu là: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định…nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Là thành viên WTO từ tháng 11/2007, giai đoạn 2011-2015 là khoảng thời gian phải thực hiện mạnh mẽ các cam kết về thuế nhập khẩu và về mở cửa thị trường dịch vụ. Đối với những ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng), giảm chỉ còn 13,4%; hàng nông sản còn 20,9%; hàng công nghiệp còn 12,6% (hiện hành là 17,4%, 23,5% và 16,8%). Mức cam kết cụ thể: sẽ có khoảng hơn 1/3 dòng số dòng thuế sẽ phải cắt giảm. Trong lĩnh vực dịch vụ: sẽ mở cửa cho 11 ngành (khoảng 65 phân ngành). Lĩnh vực ngân hàng chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần, các ngân hàng con của nước ngoài được mở chi nhánh phụ và không bị hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam từ năm 2012. Dịch vụ chứng khoán: từ 2012 cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh. Lĩnh vực bảo hiểm từ năm 2012, phía Hoa kỳ được thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ.

Với tuyên bố Cha-Am Hua Hin về lộ trình xây dựng một Cộng đồng ASEAN từ nay đến năm 2015 dựa trên nguyên tắc hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong khối trong đó có cộng đồng kinh tế ASEAN. Đó là những thỏa thuận về đầu tư toàn diện, tự do hành nghề y dược, tự do hành nghề nha và dịch vụ kế toán, thỏa thuận an ninh dầu mỏ, trong đó hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn đầu tư và lao động kỹ thuật cao được tự do lưu thông. Trong tuyên bố chung, các nước cam kết tiếp tục chống bảo hộ mậu dịch từ nay cho đến năm 2015.

Qua quá trình phát triển và hội nhập, Việt Nam đã rút ra cho mình những bài học về phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện mở cửa hội nhập với giải biên giới mềm trong một thế giới phẳng. Đó là những bài học quý báu mà chúng ta có được bằng sự trả giá bằng chính những tồn tại vấp ngã. Tham gia vào quá trình của nền kinh tế mỗi chủ thể kinh tế Việt Nam ngày có thêm kinh nghiệm để tìm được hướng phát triển cho riêng mình. Về phía mình, Nhà nước đã tạo được một môi trường ngày càng thuận lợi để quản lý và phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong lộ trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế, những hàng rào bảo hộ ngày càng được tháo dỡ, nếu nền sản xuất trong nước không cải tiến công nghệ cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thì chắc chắn sẽ thua ngay trên sân nhà. Trình độ lao động Việt Nam với ngoại ngữ kém, chủ yếu là chưa qua đào tạo, mà có đào tạo những lại cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, thiếu thợ tay nghề cao…là những rào cản rất lớn. Bài toán nhân lực chỉ được giải quyết khi hệ thống giáo dục Việt Nam phải khắc phục được tình trạng cải cách thụt lùi chẳng giống ai như bây giờ. Tình trạng tiêu cực như tham nhũng, lãng phí đang ngày một gia tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái và khai thác tài nguyên thiên nhiên thì đang ở mức báo động.

Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng thì các nhà quản lý kinh tế của đất nước không chỉ thay đổi tư duy kinh tế là đủ mà phải áp dụng tư duy kinh tế đó trong thực tiễn: xây dựng nền kinh tế thị trường thì phải tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh là con đường duy nhất để hoàn thiện và phát triển nền kinh tế thì vấn đề quan trọng là phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng trong thực tiễn đời sống kinh tế chứ không phải trên giấy, trên nghị quyết, trên kế hoạch. Việc can thiệp hành chính thô bạo, điều tiết không theo xu hướng của thị trường, không tôn trọng quy luật khách quan nếu tiếp tục được duy trì thì nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ phải trả giá đắt trong thời gian tới.

3.2.2. Xu hướng phát triển của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

Hiện tại, Hệ thống các TCTD Việt Nam gồm có: 52 NHTM, 51 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 01 QTD nhân dân trung ương, 1.057 QCS và 01 tổ chức tài

chính quy mô nhỏ. Số lượng các hiện diện thương mại của TCTD tương đối lớn nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở 02 địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Với một hệ thống TCTD khá lớn như trên, có nhiều ý kiến cho rằng số lượng TCTD ở nước ta là quá nhiều. Tuy nhiên xét về tiềm năng, cung dịch vụ ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế. Đánh giá được cầu tiềm năng về dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam, trong điều kiện các cam kết hội nhập ngày càng mở rộng, các ngân hàng nước ngoài với nỗ lực thâm nhập thị trường Việt Nam có xu hướng mở rộng hoạt động ra các thị trường và khách hàng mới với các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiếp cận đầy đủ hơn với khách hàng và thị trường Việt Nam, tăng dần ảnh hưởng và hiện diện của họ trên thị trường nước ta.

Trước đòi hỏi của nền kinh tế, trong bối cảnh hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới với nhiều cơ hội và thách thức, các TCTD trong nước đã có nhiều cải thiện trong những năm qua nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro, về chiến lược hoạt động, khách hàng mục tiêu và khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu phải kiện toàn cơ cấu hệ thống, tiếp tục tái cấu trúc tài chính theo hướng toàn cầu hoá trên cơ sở công nghệ hiện đại và kiến thức - kỹ năng quản trị quốc tế.

Theo xu hướng ấy, các TCTD Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình nhằm cung ứng dịch vụ ngân hàng đến đầy đủ các đối tượng của nền kinh tế. Các TCTD, nhất là các NHTM sẽ phải tăng năng lực tài chính theo lộ trình, nâng cao năng lực hoạt động, cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện đại, chất lượng cao, nâng cao khả năng quản trị rủi ro...Các TCTD hoạt động yếu kém, Nhà nước sẽ có cơ chế riêng biệt để hỗ trợ hoặc kiên quyết cho thanh lý (phá sản hoặc sáp nhập, quốc hữu hoá...).

Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/5/2006 đã đề ra mục tiêu: cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực

ASEAN... đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM.

Riêng loại hình QTD ở Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì phát triển theo mô hình 2 cấp liên kết: 01 QTD nhân dân trung ương (là tổ chức đầu mối liên kết kinh tế, giữ vai trò quan trọng trong việc điều hoà vốn cho hệ thống QCS) và hệ thống các QCS. Bên cạnh đó Hiệp hội QTDND Việt Nam với tư cách là tổ chức đại diện quyền lợi và liên kết phát triển chung cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, với quy mô hoạt động nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, sản phẩm dịch vụ đơn điệu và khả năng quản trị điều hành yếu kém hơn so với các TCTD khác sẽ khiến các QCS ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động. Trong những năm tới, khi mức độ cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng ở khu vực thành thị ngày càng quyết liệt, thì các TCTD sẽ có xu hướng mở rộng hoạt động tại thị trường nông thôn, và điều đó có nghĩa là các QCS sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ các TCTD khác. Với thực trạng trên, từng QCS riêng lẻ không có khả năng cung cấp và sử dụng các hiệu quả sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, không có đủ tài chính và nhân lực để thực hiện quản trị điều hành hoạt động ngân hàng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong điều kiện đó, nhu cầu thiết lập và củng cố các mối liên kết giữa các bộ phận cấu thành hệ thống QTD trở nên cấp thiết nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của bản thân các QTD.

Ngày 25/02/2009, Việt Nam đã ký kết biên bản thỏa thuận dự án “Liên kết nông thôn – thành thị góp phần chống đói nghèo”, đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế quan trọng đối với hệ thống quỹ tín dụng Việt Nam do quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ. Việc thực hiện dự án sẽ nâng cao nhận thức về hoạt động ngân hàng dành cho người nghèo, chủ yếu tại các vùng nông thôn Việt Nam trong việc sử dụng các

dịch vụ tài chính – ngân hàng thông qua việc mở rộng liên kết giữa các tổ chức cấu thành hệ thống quỹ tín dụng Việt Nam do QTW làm đầu mối triển khai thực hiện. Dự án cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ phát triển các kỹ năng và vật chất cần thiết để nâng cao mối quan hệ liên kết chặt chẽ của hệ thống QCS. Tham gia liên kết, các QCS được hỗ trợ cả về kỹ thuật và vật chất. Khi đáp ứng được các điều kiện theo yêu cầu, NHNN sẽ cho phép QCS được thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tăng cường liên kết sẽ tạo thuận lợi cho việc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới với hình thức thống nhất và chuyên nghiệp trong toàn hệ thống; tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cụ thể và nhanh chóng những đặc trưng cơ bản của các loại hình TCTD hợp tác trong hệ thống, đó là sự luân chuyển vốn giữa các QCS, tăng năng lực tài chính, hỗ trợ các QCS yếu. Đáp ứng yêu cầu của hệ thống, bản thân các QCS phải thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ một cách chặt chẽ hơn thông qua việc thực hiện các quy tắc, quy trình và kỹ thuật giám sát toàn bộ giao dịch, cho phép các thanh tra viên và kiểm toán viên được truy cập vào dữ liệu của các QCS từ xa.

Như vậy trong xu thế chung của ngành tài chính ngân hàng, cùng với hoạt động hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức tài chính thế giới, hệ thống QCS Việt Nam đang đứng trước cơ hội nhanh chóng rút ngắn lộ trình hoàn thiện mô hình liên lết, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, tiến tới hoạt động đa dạng như một NHTM đa năng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w