Định hướng đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 103 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Định hướng đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

Tại Thông báo kết luận số 191-TB/TW của Bộ Chính trị về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu định hướng phát triển hệ thanh tra ngân hàng như sau: nghiên cứu hệ thống thanh tra trực thuộc NHNN, về lâu dài có thể trực thuộc Chính phủ để làm nhiệm vụ thanh tra cho cả lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, chứng khoán và hoạt động tín dụng.

Việc thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN hiện nay đã đi đúng định hướng để tăng cường tính độc lập, thống nhất cũng như tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát ngân

hàng tại Việt Nam. Giúp thanh tra, giám sát ngân hàng có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống và việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động của các TCTD; hoàn thiện các điều kiện tiên quyết cho một hệ thống giám sát ngân hàng có hiệu quả theo 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel.

Tuy nhiên trước xu hướng hội nhập và phát triển của các TCTD, để phù hợp với thông lệ quốc tế, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ được tiếp tục hoàn thiện và đổi mới, từng bước tạo tiền đề để xây dựng được Cơ quan Giám sát tài chính hợp nhất, có vị thế và vai trò cao hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát an toàn toàn bộ hoạt động tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

Trong những năm tới đây, cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ được hoàn thiện theo mô hình của thanh tra trên cơ sở rủi ro. Trên thế giới, từ nhứng năm 90 của thế kỷ XX, phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đã trở thành một thông lệ tốt nhất đối với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính. Tại Việt Nam, tháng 11/2009 Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã xây dựng và ban hành: “Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro” phiên bản 1 (được Thống đốc phên chuẩn tháng 01/2010). Tài liệu nghiệp vụ này đã chỉ ra 7 loại rủi ro cơ bản chi phối hoạt động của các TCTD (trong đó có rủi ro tuân thủ) và xây dựng quy trình thanh tra sáu bước trên cơ sở rủi ro; tại Điều 51 Luật NHNN cũng quy định “Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng”.

Để phù hợp với phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, đảm bảo tính khoa học và chuyên sâu trong tổ chức, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ được cơ cấu theo các khối rủi ro. Đơn vị Thanh tra, giám sát ngân hàng tại các NHNN Chi nhánh sẽ được tách ra độc lập với NHNN Chi nhánh và chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn cả về công tác tổ chức, cán bộ lẫn chuyên môn nghiệp vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Hoạt động giám sát các Ngân hàng sẽ được thực hiện tập trung tại Cơ quan Thanh tra, giám sát trung ương; đơn vị Thanh tra, giám sát Chi nhánh không thực hiện GSTX đối với các ngân hàng mà chỉ thực hiện hoạt

động GSTX hệ thống QCS trên địa bàn và thực hiện thanh tra tại chỗ pháp nhân các TCTD theo kế hoạch thanh tra thường xuyên và đột xuất của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã được Thống đốc phê duyệt.

Từ việc phân tích xu hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung, của hệ thống QCS nói riêng cùng những định hướng đổi mới của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam, tôi nhận thấy rằng: xu thế toàn cầu hóa và hội nhập trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng cộng với sự phát triển của hệ thống TCTD trong nước đòi hỏi hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam phải tiếp tục đổi mới cả về tổ chức bộ máy lẫn nội dung nghiệp vụ, phương pháp và cơ chế điều hành. Mục tiêu đổi mới cho đến năm 2010 đã cơ bản hoàn thành, mục tiêu sau năm 2010 đang được triển khai thực hiện theo hướng tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo tính hiệu quả và sự phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Với những kết quả đạt được, bên cạnh những tồn tại, hạn chế, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với hệ thống QCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương cần có những giải pháp phù hợp để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w