Khái quát về quỹ tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 44 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Khái quát về quỹ tín dụng

* Lịch sử hình thành và phát triển của quỹ tín dụng trên thế giới

Quỹ tín dụng là một định chế tài chính mới xuất hiện cách đây hơn 100 năm, nhằm mục đích duy nhất là đáp ứng yêu cầu riêng cho những người chỉ tiết kiệm và cũng chỉ vay mượn một số tiền nhỏ, những cá nhân và gia đình. Mục tiêu cơ bản của quỹ là cổ vũ hội viên tiết kiệm và thực hiện cho vay với giá cả hợp lý dành cho các hội viên.

Hội viên quỹ tín dụng góp vốn nhằm tài trợ cho yêu cầu của những hội viên khác, việc không phải là thành viên thì không được gửi hay vay tiền của quỹ tín dụng cũng là một đặc điểm khác biệt của loại hình tài chính này. Muốn được trở thành thành viên, ngoài việc có đủ điều kiện (cùng ngành nghề hoặc cùng nhà máy xí nghiệp hoặc cùng địa bàn sinh sống...), mỗi người phải làm đơn xin gia nhập và đóng một lệ phí nhỏ.

Quỹ tín dụng ra đời đầu tiên ở Đức vào giữa thế kỷ 19 với quan điểm thành lập là tự lực và tự chủ. Nền kinh tế phát triển cùng với quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu trong xã hội, từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, loại hình tài chính này phát triển nhanh nhất, bất ngờ nhất, trở thành tổ chức tài chính hàng đầu đã đảm bảo được các khoản cho vay nhỏ nhằm tài trợ việc mua sắm phương tiện, đồ đạc cũng như các chi phí sinh hoạt gia đình. Với tính chất hoạt động phi lợi nhuận, vì lợi ích của các hội viên là chính, các QTD ngày nay đã trở thành tổ chức tài chính gần gũi với dân chúng thuộc nhiều mức thu nhập khác nhau với rất nhiều dịch vụ về tín dụng và tiết kiệm.

* Tổ chức và các hoạt động cơ bản

Cũng như bất cứ một tổ chi chức tài chính trung gian nào, quỹ tín dụng được tổ chức như những công ty với nhiều cổ phần (người sở hữu cổ phần là cổ đông), có Hội đồng quản trị, Ban quản lý điều hành (Ban tín dụng, Ban giáo dục, Ban kiểm toán...) và một số vị trí giúp ban quản trị thực hiện điều hành, tác nghiệp (Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, thư ký, thủ quỹ...). Trong đó thủ quỹ là người quan trọng nhất, phụ trách việc theo dõi sát các nhân viên trong việc cho mượn tiền đồng thời là người giữ gìn sổ sách kế toán cho quỹ.

Cả hội đồng quản trị lẫn các thành viên trong các ban, các vị trí điều hành và tác nghiệp trên của quỹ đều làm tự nguyện không hưởng lương (trừ thủ quỹ, người độc nhất hưởng lương); họ đều là những thành viên, tự nguyện đóng góp công sức cốt làm cho QTD thoả mãn được các yêu cầu về tài chính của các hội viên càng thoả đáng càng tốt.

Hoạt động căn bản nhất của QTD là nhận tiền gửi và cho vay giống như dịch vụ tài chính của NHTM, tuy nhiên chỉ là những món nhỏ của chính các thành viên trong quỹ. Các khoản vay của quỹ hầu hết chỉ cấp cho những thành viên có uy tín nhất, rất trung thực, và chính đặc điểm này khiến cho các khoản cho vay của QTD có ưu thế hơn các khoản cho vay của các định chế tài chính khác. Tỷ lệ vỡ nợ và trễ hạn trả của các khách hàng vay nợ ít hơn hẳn các NHTM dù các QTD không lưu trữ nhiều hồ sơ thông tín tín dụng về khách hàng. Một ưu thế nữa là cước phí cho vay trung bình của các QTD thường thấp hơn so với các tổ chức cấp tín dụng khác do chi phí quản trị điều hành thấp (quản trị với tính chất tự nguyện tích cực), mô hình gọn nhẹ, hiểu rõ các thành viên nên tiết kiệm cả về thời gian, nhân lực trong quá trình duyệt vay. Khoản mục cho hội viên vay thường chiếm trên 50% tài sản có của quỹ, các khoản đầu tư chứng khoán (có tính lỏng cao, được sự cho phép của NHTW), các khoản tiền gửi ngân hàng, các khoản cho các QTD khác vay chỉ chiếm khoảng 40% tài sản có. Nhờ sự bình đẳng của luật pháp, cùng với sự phát triển của hệ thống QTD mà các QTD thâm nhập vào thị trường cho vay thế

chấp và nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với NHTM và các tổ chức cho vay khác trong việc tài trợ cho vay mua, sửa chữa nhà cho các hộ gia đình. Xu hướng hiện nay là quy mô và cơ cấu khoản mục cho vay và đầu tư chứng khoán của các QTD ngày càng bất ổn hơn do sự biến động của nền kinh tế. Trong khoản mục cho vay hội viên lại chủ yếu là cho vay mua và sửa chữa nhà, cho vay thế chấp nhà, sau đó là đến khoản mục cho vay mua xe. Hiện nay các quỹ được thực hiện các nghiệp vụ cho thuê và cho vay đối với việc kinh doanh của hội viên.

Nguồn vốn của QTD gồm có cổ phần thường xuyên, chứng chỉ cổ phần, hối phiếu cổ phần và tài khoản tiết kiệm của hội viên và vốn dự trữ, trong đó tài khoản tiết kiệm của hội viên chiếm 90%. Xu thế hiện nay, trong cơ cấu nguồn của các quỹ, tỷ trọng tài khoản tiết kiệm hưu trí dài hạn và tài khoản séc có hưởng lãi (nhất là các khoản vay mượn bằng các chứng chỉ nợ và vay mượn từ các tổ chức tài chính khác) gia tăng đột biến, trong khi tỷ trọng vốn cổ phần thường xuyên lãi suất thấp giảm nhanh chóng. Vốn dự trữ của QTD gồm lợi nhuận không chia, vốn pháp định và quỹ dự trữ tự nguyện. Vốn này dùng để bảo vệ, dự phòng khi người gửi tiền rút tiền. Ban đầu các quỹ chỉ phải trích và duy trì một lượng vốn dự trữ tối thiểu nhưng dần dần luật pháp ấn định các yêu cầu về dự trữ áp đặt cho mọi định chế tài chính trong đó có QTD. Mục đích của những yêu cầu dự trữ là nhằm đảm bảo sự kiểm soát trực tiếp của NHTW về sự tăng trưởng của các khoản tiền gửi giao dịch (một bộ phận của lượng tiền cung ứng).

Bên cạnh nghiệp vụ cho vay, QTD không ngừng đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp như: trang bị các máy ATM để các hội viên có thể sử dụng tài khoản của mình cả ngày lẫn đêm, trong và ngoài địa bàn; nhận tiền gửi lương, séc, thanh toán theo uỷ quyền, chuyển tiền, thanh toán qua điện thoại, dịch vụ ngân hàng tại nhà...Từ thập niên 1970, các QTD bắt đầu cung ứng thẻ tín dụng, cho vay thấu chi qua tài khoản. Khi tham gia vào hệ thống chi trả bằng hối phiếu cộng với việc kỹ thuật chi trả bằng điện tử lan rộng đã xoá bỏ sự khác biệt giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm, hệ thống QTD đã

tham gia tích cực trong việc nhận tiền gửi các quỹ chi trả an sinh xã hội, quỹ lương quân đội, nhận ký gửi quỹ lương trực tiếp bằng vi tính của các hãng tư nhân...và tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ tự động toàn quốc, trở thành ngân hàng điện tử bán lẻ, được phép cung ứng tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ. Các dịch vụ khác như cung ứng lệnh chuyển tiền và séc lữ hành, cung ứng các dịch vụ lập kế hoạch tài chính, cung ứng các dịch vụ mới khác như bảo hiểm, dịch vụ bất động sản và môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính thông qua các tổ chức dịch vụ.

* Đặc điểm của quỹ tín dụng ngày nay

Quy mô nhỏ: Quỹ tín dụng là tổ chức tài chính có quy mô nhỏ, chỉ đáp ứng nhu cầu tài chính cho thành viên là cá nhân, hộ gia đình. So sánh với các định chế tài chính khác thì quỹ tín dụng đều có quy mô rất nhỏ bé, đặc điểm này xuất phát từ lý do hình thành của quỹ là nhằm đáp ứng những người tiết kiệm nhỏ chứ không phải để thỏa mãn các Công ty. Tất cả các khoản tiền gửi của các quỹ hầu như tương tự tài khoản sổ tiết kiệm, và có thể chuyển dịch rất nhanh bởi vì nó có thể rút ra hoàn toàn do ý khách hàng.

Công cụ tiết kiệm mới: xuất phát từ năm 1934, quốc hội Mỹ ban hành đạo luật mới cho phép các định chế có đủ khả năng được hưởng quy chế cấp Liên bang (trước đó các quỹ chỉ được Tiểu bang cấp giấy phép hoạt động). Đến năm 1972, ở Mỹ đã có 7.916 quỹ tín dụng hưởng quy chế liên bang (chiếm 59% số quỹ). Từ đó bản chất và quy mô trung bình của tiền gửi thuộc nhiều quỹ tín dụng thay đổi nhanh chóng. Nhiều quỹ có quyền cung ứng chứng chỉ cổ phần với lãi suất khả biến và mệnh giá lớn hơn các loại tiền gửi tiết kiệm thông thường và họ cũng được quyền thực hiện các khoản tiền gửi tiết kiệm dài hạn với lãi suất cao.Từ năm 1978, quỹ tín dụng được phép cung ứng các chứng chỉ thị trường tiền tệ nhằm cạnh tranh với các định chế tài chính khác. Dưới áp lực cạnh tranh, cơ cấu tiền gửi của quỹ tín dụng chuyển dịch theo hướng tăng dần các tài khoản có chi phí đắt hơn và nhạy cảm lãi suất hơn, thất thường hơn theo sự thay đổi về lãi suất và tình hình kinh tế, trong khi các cổ phần theo sổ với lãi suất thấp đã giảm nhanh chóng, và từ đó làm tăng chí

phí điều hành của quỹ, gây áp lực đáng kể đối với khả năng thanh khoản.

Số lượng giảm và quy mô tăng: chỉ tính riêng ở Mỹ, năm 1992 đã có 13.385 quỹ tín dụng, tương đương với số lượng các NHTM. Tuy nhiên, hiện nay do xu thế sáp nhập các quỹ thành các liên hiệp lớn hơn nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động nên số lượng các quỹ tín dụng đang giảm dần (chỉ còn hơn 7.000) nhưng quy mô lại lớn hơn với các dịch vụ phát triển mở rộng để cạnh tranh với các ngân hàng, các định chế tài chính khác.

Như vậy có thể nói, quỹ tín dụng là một định chế tài chính còn non trẻ, với lịch sử hình thành chỉ hơn 100 năm nhưng đã có sự phát triển nhanh chóng, rộng khắp và phổ biến. Mang những đặc điểm như: quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu phục vụ nhu cầu tài chính cho các thành viên (không vì mục tiêu lợi nhuận), với mô hình tổ chức và hoạt động đơn giản, gọn nhẹ hơn nhiều so với các NHTM nhưng trong điều kiện công nghệ tài chính ngân hàng ngày càng phát triển, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng thì hoạt động của quỹ tín dụng ngày càng đa dạng, phong phú và có xu hướng phát triển chung là trở thành những NHTM kinh doanh tổng hợp và đa năng.

1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động thanh tra, giám sát đối với quỹ tín dụng

Hoạt động thanh tra, giám sát đối với QTD là đòi hỏi cần thiết, khách quan vì những lý do sau:

Thứ nhất: xuất phát từ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của QTD, hoạt động của các QTD có nhiều ưu thế hơn các định chế tài chính khác nhờ việc chủ yếu là để phục vụ hội viên, những người mà các nhà quản trị, điều hành hiểu biết rõ về thông tin tín dụng, về uy tín cũng như mức độ trung thực nên hoạt động cấp tín dụng ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, do kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, bản thân tổ chức và hoạt động vẫn có những hạn chế, nhất là trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tế có nhiều bất ổn thì hoạt động của QTD cũng gặp phải rất nhiều rủi ro như bất kỳ TCTD nào khác: Rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường.

nền kinh tế. Các QTD là một loại hình TCTD trung gian, thuộc đối tượng quản lý của NHTW, từ việc cấp giấy phép hoạt động cho đến việc chịu sự thanh tra, giám sát của NHTW. Bên cạnh đó, cũng như các NHTM, quỹ tín dụng cũng tham gia vào quá trình tạo tiền, có khả năng tạo tiền từ những khoản tiền gửi thông qua hoạt động cho vay và đầu tư nên QTD cũng là một kênh, một công cụ để NHTW thực hiện chức năng điều tiết cung ứng và lưu thông tiền tệ.

QTD tham gia vào quá trình cấp tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là cho cá nhân và hộ gia đình. Các nhà quản lý thấy rằng việc tồn tại, phát triển cạnh tranh lẫn nhau giữa các định chế tài chính khác nhau giúp cho việc cung ứng tín dụng hiệu quả hơn, công bằng hơn cho tất cả các chủ thể trong nền kinh tế.

Thứ ba: xuất phát từ đặc điểm riêng có của các QTD, đặc trưng của QTD là quy mô nhỏ, tổ chức đơn giản, những người tham gia quản lý điều hành bản thân là những thành viên của quỹ thiếu khả năng và kinh nghiệm quản trị điều hành chuyên môn, lành nghề. Hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay hỗ trợ các thành viên của quỹ nên danh mục đầu tư thiếu sự đa dạng cần thiết để hạn chế rủi ro.

Trong quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt, vị thế độc tôn trong việc huy động tiết kiệm và cung ứng dịch vụ cho các cá nhân và hộ gia đình dần bị chia sẻ bởi các ngân hàng bán lẻ và các quỹ hỗ trợ khác. Hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính yếu cộng với trình độ kỹ thuật công nghệ yếu kém trong khi để đổi mới công nghệ và cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thì đòi hỏi vốn lớn và trình độ cán bộ tương xứng.

Với những hạn chế trên, các QTD là những tổ chức nhạy cảm nhất, dễ đổ vỡ nhất trong quá trình cạnh tranh, hội nhập, sáp nhập của thị trường tài chính tiền tệ hiện đại. Và đó cũng là những lý do giải thích về lịch sử phát triển của các quỹ tín dụng với nhiều biến động thất thường, khiến các QTD phải được các cơ quan quản lý tiến hành thanh tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên.

1.2.3. Nội dung hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương đối với các quỹ tín dụng

giám sát của NHTW đối với QTD được thống nhất gồm có:

Nội dung thứ nhất: đánh giá mức độ đầy đủ vốn. Hoạt động giám sát phải đánh giá được QTD đã đáp ứng được các yêu cầu về tỷ lệ vốn tối thiểu mà NHTW ấn định chưa? Mức vốn này phải thích hợp để phản ánh được mức độ rủi ro mà QTD đối mặt; thành phần vốn của QTD cũng phải được tính toán ấn định trên cơ sở khả năng chịu đựng tổn thất của chính QTD đó. Với QTD có hoạt động quốc tế thì phải đáp ứng yêu cầu về vốn theo đúng thỏa thuận Basle hiện hành. Trong những trường hợp cần thiết, khi QTD cụ thể có mức độ rủi ro lớn thì NHTW yêu cầu mức vốn cao hơn mức tối thiểu. Nếu QTD không đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu thì QTD đó phải có kế hoạch khả thi với lộ trình phù hợp để đạt được mức vốn tối thiểu đúng quy định, đồng thời có thể áp dụng những hạn chế trong cấp phép và hoạt động.

Vốn tối thiểu phải đáp ứng chính là vốn cơ sở, vốn cấp 1, gồm có: vốn góp cổ phần và các loại quỹ được hình thành từ thu nhập để lại sau thuế hoặc thu nhập trước thuế được điều chỉnh cho các nghĩa vụ thuế trong tương lai, các khoản quỹ này được thu chi công khai trong các tài khoản riêng biệt của TCTD và luôn sẵn sàng được sử dụng để trang trải tổn thất.

Bản thỏa thuận của Basle có áp dụng 5 quyền số rủi ro cho tài sản nội ngoại bảng theo mức độ rủi ro của từng loại: 0, 10, 20, 50 và 100%; đồng thời đưa ra yêu cầu vốn tối thiểu của TCTD có hoạt động quốc tế là 4% vốn tự có cấp 1 và 8% tổng vốn tự có. Tùy từng quốc gia và để phù hợp với từng TCTD cụ thể, NHTW yêu cầu tỷ lệ cao hơn hoặc tăng các quyền số rủi ro lớn hơn so với bản thỏa thuận quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 44 - 54)