5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Mỹ là quốc gia có ngành công nghiệp QTD phát triển: năm 1940 ở Mỹ có 9.023 QTD, đến năm 1992 đã có 13.385 quỹ, do xu thế hợp nhất, sáp nhập hiện nay ở Mỹ vẫn còn trên 7.000 quỹ. Hoạt động của các QTD được quy định chặt chẽ ở cả mức độ chính quyền liên bang lẫn chính quyền tiểu bang. Ban đầu các QTD đều do các tiểu bang cấp giấy phép hoạt động, sau đó vào năm 1934, Quốc hội thông qua đạo luật Federal Credit Union cho phép các định chế nào có đủ khả năng thì được
hưởng quy chế cấp liên bang. Theo đó các quỹ đủ điều kiện do Cơ quan quản trị QTD Quốc gia ở Washington D.C (NCUA) cấp phép. Các QTD được cấp phép điều lệ, hoạt dộng cho vay, nhận ký thác đều được giám sát chặt chẽ thông qua các uỷ ban của tiểu bang và NCUA.
Ở cấp tiểu bang, ngành lập pháp thường cử ra một uỷ ban chuyên lo về ngân hàng hoặc QTD để thường xuyên giám sát các QTD hoạt động trong khuôn khổ điều lệ tiểu bang, trong việc thiết lập, thúc đẩy áp dụng các quy định, cấp các điều lệ mới. Trong những tiểu bang không có quy định pháp lý thì chính quyền liên bang có thể ban hành quy chế hoạt động cho QTD mới.
Ở cấp liên bang, NCUA được thành lập năm 1974, là cơ quan điều phối độc lập có thẩm quyền giám sát cao nhất đối với ngành QTD. Đứng đầu cơ quan này là Hội đồng QTD quốc gia gồm 3 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm để điều hành NCUA. Hội đồng này đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tháo gỡ nhiều luật lệ và quy định vốn hạn chế phát triển dịch vụ mới của QTD, cũng như để đơn giản hoá nhiều quy định. NCUA có quyền cấp, đình chỉ hoạt động, miễn nhiệm các viên chức hoặc đóng cửa một QTD không có khả năng thanh toán; ban hành các quy định, các giới hạn an toàn cụ thể về tiêu chuẩn cho vay, phân loại nợ, ban hành lãi suất trần liên bang về các khoản cho vay, cho thuê... giám sát việc thực hiện các quy định của luật pháp cũng như do chính cơ quan này ban hành. Hội đồng QTD quốc gia hoạt động còn để tăng cường việc áp dụng nhiều kỹ thuận giám sát ngân hàng vào phù hợp với QTD. NCUA có thu lệ phí của các QTD có sử dụng dịch vụ của cơ quan căn cứ theo quy mô tài sản của mỗi quỹ. NCUA còn điều hành Quỹ bảo hiểm cổ phần của QTD quốc gia, cung cấp bảo hiểm tiền gửi đến mức 100.000 USD cho QTD.
Những nhà cho vay cuối cùng của ngành QTD: trước năm 1978, chưa có định chế nào đứng ra làm nhà cho vay cuối cùng của QTD trong trường hợp QTD thiếu hụt ngân quỹ ngắn hạn và giúp đỡ các QTD gặp khó khăn. Sau đó Quốc hội thông qua đạo luật cho phép thành lập Cơ quan hỗ trợ thanh khoản trung ương trực thuộc NCUA, nhà cho vay cuối cùng nhằm đáp ứng những nhu cầu tín dụng khẩn cấp và
liên kết với hệ thống QTD hợp tác. Các QTD hợp tác ngày nay có hơn 40 thành viên, cung cấp cho các QTD một nguồn vốn cho vay khi các QTD có nhu cầu về thanh khoản và giao dịch tín dụng, tập hợp các QTD riêng lẻ có quỹ đầu tư thông qua QTD hợp tác để thu kiếm lợi nhuận trên thị trường tiền tệ.
Vốn dự trữ của QTD gồm: lợi nhuận không chia + vốn dự trữ pháp định + quỹ dự trữ tự nguyện (không đòi hỏi vốn tối thiểu khi khai trương mà mỗi Quỹ cần phải trích một phần thu nhập thường xuyên cho đến khi nào đủ một lượng vốn dự trữ tối thiểu).
Từ năm 1980, Hội đồng dự trữ liên bang đã ấn định các yêu cầu về dự trữ áp đặt cho mọi định chế tiền gửi bao gồm các QTD được liên bang cấp phép hoặc quỹ đủ tiêu chuẩn để hưởng bảo hiểm liên bang. Tuy nhiên, các yêu cầu dự trữ này chỉ áp dụng cho tài khoản giao dịch như là hối phiếu cổ phần của QTD; các Quỹ liên bang đã hoạt động > 4 năm và tài có 500.000 USD phải dành tối thiểu 6% tài sản có rủi ro để làm dự trữ cho các khoản tổn thất, quỹ nhỏ hơn thì phải giữ > 10% dự trữ dành cho các khoản nợ có khả năng mất vốn.
Năm 1992, NCUA chuẩn y quy định tất cả QTD được liên bang cấp phép phải điều chỉnh các tài khoản tổn thất tín dụng cho phù hợp với nguyên tắc kế toán đã được chấp nhận rộng rãi.
Hiện nay QTD là định chế cho vay duy nhất của Mỹ còn phụ thuộc vào các lãi suất trần liên bang về các khoản cho vay. Khi dịch vụ cho vay và cho thuê tài sản thiết bị dành cho hội viên đang hoạt động kinh doanh tăng trưởng nhanh chóng, có thể gây tổn thất các khoản cho vay đã khiến NCUA đặt nhiều quy định chặt chẽ đối với việc cho vay có tính cách kinh doanh do các QTD thực hiện bị giới hạn ở mức tối đa là 5% quỹ dự trữ của QTD, NCUA cũng quy dịnh các QTD phải có một chính sách cho vay bằng văn tự và ít nhất phải được duyệt lại một lần.