Sự cần thiết, mục tiêu của hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của ngân

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 35 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Sự cần thiết, mục tiêu của hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của ngân

tín dụng của ngân hàng trung ương

1.1.2.1. Khái niệm về hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của ngân hàng trung ương

Theo từ điển tiếng Việt (13, [1134]) thì thanh tra là hoạt động do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, tổ chức để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định; còn giám sát là hoạt động theo dõi và kiểm tra việc thực hiện những điều đã quy định. Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước, luôn mang tính quyền lực nhà nước và có tính độc lập tương đối. Thanh tra là một

chức năng, một giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước, một hoạt động để Nhà nước tác động tích cực đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện quyền lực của mình. Chủ thể của hoạt động thanh tra luôn là cơ quan Nhà nước có vị trí độc lập tương đối với các cơ quan chức năng khác của bộ máy quản lý nhà nước để có thể phát huy được hiệu quả, đảm bảo tính chính xác, khách quan cho hoạt động thanh tra.

“Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý; chính sách pháp luật để kiến nghị các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước; các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”. (10, trang 11, 12).

Như vậy có thể hiểu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương đối với các TCTD là hoạt động theo dõi, kiểm tra, xem xét tại chỗ hoặc từ xa của ngân hàng trung ương đối với các TCTD nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định của TCTD; phát hiện và xử lý các hành vi sai phạm, ngăn chặn, cảnh báo những rủi ro mà TCTD đang đối mặt, phát hiện những sơ hở, những hạn chế của cơ chế chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín dụng, tiền tệ từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước của Ngân hàng trung ương, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của người gửi tiền. Chủ thể của hoạt động này là ngân hàng trung ương và đối tượng của hoạt động này là các TCTD.

1.1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của ngân hàng trung ương

Các TCTD là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Đây là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi sự giám sát khắt khe của

Nhà nước, của các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính.

Những rủi ro mà các TCTD phải đối mặt đó là rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro tuân thủ...trong khi đó một đặc trưng cơ bản của các TCTD là hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn huy động từ người gửi tiền mà chủ yếu là nguồn tiền tiết kiệm dân cư do đó, bất kỳ một TCTD nào gặp rủi ro đều ảnh hưởng không chỉ đến bản thân tổ chức đó mà còn trực tiếp ảnh hưởng trầm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đông đảo người gửi tiền, đến hệ thống và toàn bộ nền kinh tế.

Các TCTD thông qua hoạt động nhận tiền gửi và cho vay, là một kênh quan trọng của quá trình tạo tiền, tác động đến hệ số nhân tiền và Ngân hàng trung ương là người khởi thảo xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia đã quản lý, giám sát thường xuyên các TCTD còn nhằm để điều tiết lượng tiền cung ứng, thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả.

Ở bất kỳ quốc gia nào, các TCTD chính là đối tượng được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước nhất là của Ngân hàng trung ương. Để đảm bảo các TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả, NHTW có quyền xây dựng hệ thống các quy định, quy chế an toàn, các yêu cầu tối thiểu, các chuẩn mực, các điều kiện được thiết lập và các TCTD phải tuân thủ, hoàn thiện để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên mục tiêu lợi nhuận cùng những hạn chế trong quản trị điều hành đã khiến các TCTD xa rời mục tiêu an toàn do vậy NHTW phải thường xuyên tiến hành hoạt động thanh tra, giám sát đồng thời định kỳ đánh giá các yêu cầu đảm bảo an toàn của mình và đánh giá sự phù hợp của các yêu cầu hiện hành cũng như là nhu cầu phải có những yêu cầu mới cho sát với thực tiễn hoạt động linh hoạt của hệ thống TCTD.

Với những lý do trên, hoạt động thanh tra, giám sát một cách chặt chẽ, thường xuyên của ngân hàng trung ương đối với các TCTD là cần thiết đáp ứng đòi hỏi khách quan.

Thanh tra, giám sát là một khâu trong chu trình quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động kinh doanh lành mạnh, an toàn, ít rủi ro và tránh được đổ vỡ, bảo đảm an toàn cho các khoản tiết kiệm của dân chúng; phát hiện ra những vấn đề trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này; cảnh báo và yêu cầu điều chỉnh hoặc xử lý, kiến nghị xử lý những lỗi sai phạm, đảm bảo các chính sách, các văn bản pháp luật được thực thi trong thực tế; phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách pháp luật điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh của TCTD, kiến nghị chỉnh sửa, hoàn thiện để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho các TCTD hoạt động, phục vụ phát triển kinh tế nói chung và thực thi chính sách tiền tệ nói riêng. Hoạt động này gồm các nội dung:

Thứ nhất: đánh giá các hoạt động chủ yếu của TCTD như: mức độ đảm bảo vốn, các tỷ lệ an toàn, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, thanh khoản...

Thứ hai: đưa ra những nhận xét, cảnh báo rủi ro mà TCTD đang đối mặt, khuyến nghị hoặc yêu cầu những việc mà TCTD cần làm ngay hoặc cần chú ý nhằm lạnh mạnh hóa và nâng cao độ an toàn trong hoạt động.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w