Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam –Ch

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 72 - 75)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam –Ch

nước Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương

* Lịch sử hình thành của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Tiền thân của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng ngày nay là Ban thanh tra Ngân hàng Việt Nam ra đời theo Nghị định 900-TTg ngày 26/5/1956 của Thủ tướng Chính phủ với 5 cán bộ. Do việc phát triển tổ chức, đến năm 1975, Thanh tra ngân hàng dần trở thành hệ thống từ trung ương đến địa phương, có ở tất cả các tỉnh với khoảng trên 150 cán bộ. Những năm 1980, tổ chức thanh tra bị thu hẹp, giải thể Phòng Thanh tra ở các Chi nhánh NHNN, sáp nhập vào phòng Kế hoạch, lúc này lực lượng thanh tra rất mỏng, toàn hệ thống chỉ có khoảng 100 người.

Ngày 24/5/1990, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh ban hành Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. Từ đây, nhiệm vụ của Thanh tra NHNN rất nặng nề, phạm vi hoạt động trên cả nước, là bộ phận không tách rời của Thanh tra Nhà nước, vừa chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thống đốc Ngân hàng, vừa chịu sự chỉ đạo của Tổng thanh tra Nhà nước.

kiểm tra các ngân hàng, TCTD trong cả nước chỉ tập trung vào một đầu mối là Thanh tra Ngân hàng. Sau đó, Thanh tra ngân hàng đã tích cực đổi mới, khẩn trương xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ chế, quy chế, nghiên cứu ban hành chế độ thanh tra mới: ngoài phương thức thanh tra tại chỗ cổ truyền, đã cho ra đời phương thức thanh tra mới, đó là phương pháp giám sát từ xa nhằm phòng ngừa và dự báo. Đây là công nghệ thanh tra tổng hợp, áp dụng công nghệ tin học vào việc phân tích đánh giá hoạt động ngân hàng theo phương pháp CAMELS.

Việc ra đời của 2 Pháp lệnh trên, cùng với quá trình đổi mới hoạt động thanh tra, công tác tổ chức và đào tạo cán bộ đã được coi trọng. NHNN đã tổ chức lại hệ thống Thanh tra NHTW và các tỉnh, thành phố; ban hành quy chế mới về chức năng, nhiệm vụ của từng cấp thanh tra, có cơ chế điều hành về lề lối làm việc. Đến năm 1993, số cán bộ thanh tra toàn hệ thống tăng 3,5 lần so với năm 1990, hầu hết là cán bộ trẻ với 85% trình độ Đại học và cao đẳng, trên 60% đã được phong thanh tra viên các cấp.

Thực hiện Đề án phát triển NHTW hiện đại đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 24/8/2007, Thống đốc ký Quyết định số 1976/QĐ-NHNN phê chuẩn “Đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng” theo đó: trên cơ sở Thanh tra ngân hàng và một số Vụ, cục liên quan đến hoạt động TTGS ngân hàng, thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo mô hình Tổng cục, được tổ chức tập trung, thống nhất thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN và chịu sự quản lý, chỉ đạo của Thống đốc NHNN”.

Ngày 27/5/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” và ngày 01/8/2009, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã bắt đầu khai trương hoạt động trên cơ sở hợp nhất bởi 4 đơn vị: Thanh tra NHNN, Vụ Các Ngân hàng, Vụ Các TCTD Hợp tác và Trung tâm phòng chống rửa tiền.

Như vậy, với vị trí là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng và phòng chống rửa tiền, thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam một lần nữa đổi mới, hoàn thiện và trở thành một

hệ thống thống nhất, nhằm kiểm soát hiệu quả hoạt động của các TCTD trong sự phát triển và hội nhập sâu rộng.

* Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Thanh tra, giám sát NHNNVN – Chi nhánh Hải Dương

Mặc dù Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã được thành lập, nhưng ở các tỉnh, thành phố Thanh tra, giám sát Chi nhánh vẫn được tổ chức theo mô hình tương đương phòng, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh, Cơ quan Thanh tra, giám sát chỉ chỉ đạo về mặt nghiệp vụ.

Từ tháng 05/2010, Thanh tra, giám sát NHNNVN - Chi nhánh Hải Dương được sắp xếp, bố trí theo đúng quy định về mô hình tổ chức và sơ đồ vị trí công việc đã được Thống đốc phê duyệt, cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Bảng phân công nhiệm vụ Thanh tra, giám sát NHNNVN - Chi nhánh Hải Dương

Vị trí Nhiệm vụ

Số lượng Tổng số Trong đó TT viên trở lên

Trình độ chuyên môn, ngạch lương Phó Giám đốc kiêm Chánh TTGS

- Điều hành. chỉ đạo hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các cán bộ TTGS Chi nhánh; tham mưu, giúp việc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động TTGS; - Thường trực, thay Giám đốc điều hành, xử lý các công việc khác khi Giám đốc đi vắng hoặc được ủy quyền 01 Thạc sỹ – Chuyên viên chính Các Phó Chánh TTGS

01 người phụ trách chung, và trực tiếp phụ trách công tác báo cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo, quản lý cấp phép

03 01

03 Đại học – 01 Thanh tra viên

chính và 02 Chuyên viên 01 người phụ trách thanh tra, giám sát các QTD

01 người phụ trách thanh tra, giám sát NHTMCP Đại Dương và các Chi nhánh ngân hàng

15 cán bộ

Thanh tra tại chỗ, Giám sát từ xa, Quản lý cấp phép,

giải quyết đơn thư 16 06

100% đại học – 1 TTVC; 5 TTV; 8 Chuyên viên và 2 cán sự

Tổng cộng 20 7

Nguồn: Báo cáo NHNNVN – Chi nhánh Hải Dương

Đến thời điểm 31/12/2010, Thanh tra, giám sát Chi nhánh có tổng số 20 cán bộ, trong đó chỉ có 6 cán bộ (=30%) đã qua đào tạo về nghiệp vụ thanh tra, có kinh

nghiệm công tác thanh tra từ 5 năm trở lên, còn lại 13 cán bộ (=58%) chưa qua đào tạo nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác thanh tra dưới 3 năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tại Thanh tra, giám sát Chi nhánh được trang bị 7 máy vi tính (trong đó có 01 máy xách tay), 01 máy in kim và 01 máy in Laser.

Trong quá trình quản lý, sử dụng cán bộ, Ban Lãnh đạo Chi nhánh luôn ưu tiên những cán bộ có năng lực, trình độ cho thanh tra. Tuy nhiên do tình trạng chung, Chi nhánh hiện đang thiếu cán bộ, đặc biệt là cán bộ có kinh nghiệm và có năng lực công tác tốt nên việc điều động tăng cường cán bộ cho thanh tra không thực hiện được (từ 2008 đến 2010 có 4 cán bộ của thanh tra chuyển công tác, trong đó có 3 thanh tra viên).

Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ: được thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện. Số cán bộ thanh tra hiện còn lại có 6 cán bộ nữ trẻ, trong độ tuổi sinh đẻ nên việc bố trí cho cán bộ được tham gia các khóa đào tạo theo kế hoạch đã đăng ký thường rất khó khăn. Mặc dù vậy, trong 3 năm qua đã có 7 cán bộ thanh tra tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản, 04 cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra nâng cao, 04 cán bộ tham gia lớp nghiệp vụ trưởng đoàn thanh tra, 03 cán bộ được bồi dưỡng về Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính, 09 lượt cán bộ được tham gia các lớp bồi dưỡng về thanh tra Quỹ tín dụng, thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Như vậy, cùng với sự đổi mới và hoàn thiện của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam, Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Hải Dương cũng được thay đổi về mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hoàn thiện theo lộ trình thì Thanh tra, giám sát Chi nhánh cần phải quan tâm phát triển hơn nữa cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương (Trang 72 - 75)