- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.
1- Dân số trung bình 819.600 823.300 826.200 831.000 834.100 2 Số người trong độ tuổ
3.1.1. Những quan điểm chủ yếu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm
ĐẾN NĂM 2020
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒNNHÂN LỰC Ở TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020 NHÂN LỰC Ở TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Những quan điểm chủ yếu phát triển nguồn nhân lực tỉnh HàNam đến năm 2020 Nam đến năm 2020
Nghị quyết 5 của Bộ Chính trị khóa VI viết: phải quán triệt quan điểm cơ
bản của Đảng là coi trọng con người, coi con người là động lực quan trọng nhất, là mục tiêu phục vụ và xây dựng của mọi hoạt động kinh tế-xã hội.
Nguồn lực con người là tài nguyên cực kỳ quý giá của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và cho sự phát triển nhanh và bền vững. Cùng với khoa học - cơng nghệ, vốn đầu tư, chất lượng NNL đóng vai trị quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng NNL cho phát triển kinh tế, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV (nhiệm kỳ 2006 - 2010) đã khẳng định: Tập trung đào tạo NNL cho các địa phương trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó đặc biệt ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, lao động kỹ thuật; có biện pháp phù hợp bồi dưỡng, hướng dẫn cho người nghèo tiếp cận với trình độ kỹ thuật mới. Triển khai thực hiện tốt cơ chế, chính sách đào tạo, thu hút nhân tài, cán bộ quản lý giỏi, cơng nhân, nghệ nhân có tay nghề cao về làm việc tại tỉnh.
Để có được NNL với chất lượng đáp ứng những đòi hỏi ngày cao của phát triển kinh tế, tỉnh Hà Nam cần quán triệt các quan điểm sau:
Thứ nhất, phát triển NNL phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn 2020.
Trong chiến lược phát triển KT-XH, Đảng ta nêu quan điểm: vì con người, do con người. Chiến lược KT - XH đặt con người vào vị trí trung
tâm. Để phát triển kinh tế cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cả về
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, trong đó NNL có vai trị quan trọng đặc biệt. Để phát triển kinh tế nhanh và bền vững cần có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế trên địa bàn cả nước cũng như đối với từng địa phương. Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế địi hỏi phải có NNL đầy đủ, phù hợp về số lượng và chất lượng, do đó cũng địi hỏi phải có quy hoạch phát triển NNL phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế.
Để đạt được mục tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam đến năm 2015, Tỉnh đã có nhiều cố gắng đảm bảo cho NNL phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, so với yêu cầu tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ thì NNL của tỉnh vẫn cịn rất nhiều bất cập, nhất là về trình độ chun mơn kỹ thuật và cơ cấu ngành, vùng. Do đó, trong những năm trước mắt từ nay đến năm 2015 và đến 2020, tỉnh Hà Nam chú trọng phát triển NNL theo quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Trong điều kiện chất lượng NNL đang ở mức thấp mà các điều kiện để nâng cao chất lượng NNL hạn chế, phát triển NNL theo quy hoạch phát triển kinh tế là giải pháp tối ưu, phát huy tối đa đóng góp của NNL vào phát triển kinh tế, góp phần giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp và tránh lãng phí trong phát triển NNL của địa phương.
Thứ hai, phải coi nâng cao chất lượng NNL là nhân tố quan trọng để hình thành và phát triển kinh tế tri thức
Tại Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: Đổi mới và nâng cao chất
lượng cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển con người [10, tr.218]. Lịch sử lồi người đã chứng
minh vai trị quyết định của NNL đối với sự phát triển KT-XH. Ngày nay, mặc dù khoa học - công nghệ phát triển cao trên mọi lĩnh vực nhưng cũng khơng
thay thế vai trị của con người. Hơn nữa NNL còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ, thiết bị... và sử dụng chúng vào phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh đó, cạnh tranh kinh tế ngày càng trở nên gay gắt, muốn đứng vững và phát triển từng quốc gia, địa phương, doanh nghiệp cần phải chủ động triển khai các chương trình, chiến lược, kế hoạch hành động đi vào kinh tế tri thức, chủ động hội nhập quốc tế, khai thác những ưu thế của kinh tế tri thức trên cơ sở phát huy những điều kiện hiện có, tiềm năng thế mạnh của mình.
Để phát triển kinh tế tri thức với tư cách là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển KT-XH, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu, cũng như làm chủ và sáng tạo tri thức cho những nhu cầu của riêng mình, cần phải có NNL với chất lượng phù hợp, do đó cần phải khơng ngừng nâng cao chất lượng NNL bằng cách cải cách triệt để nền giáo dục theo chuẩn mực quốc tế, nhằm đào tạo những con người năng động sáng tạo, thích nghi với sự phát triển kinh tế tri thức.
Cải cách triệt để nền giáo dục, phát triển NNL chất lượng cao là yếu tố chủ yếu chi phối đối với năng lực sáng tạo và tốc độ đổi mới. NNL cho phát triển kinh tế tri thức phải gồm những người biết tự đào tạo, ln tiếp thu tri thức mới, có năng lực sáng tạo, thường xuyên đổi mới cách nghĩ, cách làm thì mới có thể thích nghi và làm chủ được kinh tế tri thức. Giáo dục góp phần vào việc tạo ra tri thức đồng thời góp phần quảng bá tri thức. Vì vậy, phát triển giáo dục - đào tạo là giải pháp cơ bản nhất để có được NNL chất lượng cho phát triển kinh tế tri thức.
Thứ ba, phát triẻn NNL phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cả ba mặt chủ yếu: Đào tạo, sử dụng và tạo mơi trường phát triển NNL.
Nâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục đào. Thực hiện mọi biện pháp để giáo dục - đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu như hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định. Cần nhận thức rằng
giáo dục - đào tạo là điều kiện cơ bản để từng bước chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế tri thức. Trong việc phát triển NNL, giữa đào tạo, sử dụng và tạo môi trường phát triển có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại với nhau.
Đào tạo NNL bao gồm cả giáo dục - đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên phải xuất phát trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của phát triển KT-XH của tỉnh. Sử dụng NNL bao gồm tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, sắp xếp NNL dựa trên thành quả của đào tạo kết hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Vấn đề tạo môi trường phát triển NNL, tôn vinh nhân tài sử dụng nhân tài và NNL bao gồm cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, môi trường làm việc và cơ sở vật chất nghiên cứu, thực nghiệm... phát huy tối đa sự năng động và tính sáng tạo của con người, nhằm đảm bảo cho mọi người phát triển một cách toàn diện.
Nếu khơng quản lý tốt đào tạo thì dẫn đến đào tạo lệch lạc, hoặc thiếu hoặc thừa, không cân đối giữa các cấp, bậc đào tạo, giữa các ngành nghề đào tạo, chất lượng NNL không đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH tạo ra sự mất cân đối cơ cấu NNL so với cơ cấu kinh tế. Nếu sử dụng NNL khơng được thực hiện tốt sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí chất xám, có sử dụng tốt thì mới có giáo dục tốt, có trọng dụng người tài thì mới có nhiều người tài. Nếu khơng tạo ra được mơi trường ni dưỡng NNL thì khơng thể phát huy được hiệu quả của công tác giáo dục - đào tạo. Do vậy, nâng cao chất lượng NNL phải gắn liền cả ba mặt: đào tạo - sử dụng - môi trường phát triển.
Thứ tư, phát triển NNL phải phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và khu vực.
Ngày nay, xu thế tồn cầu hóa, nhất thể hóa các nền kinh tế quốc gia và khu vực tăng nhanh kèm theo hai mặt: cạnh tranh khốc liệt và hợp tác hiệu quả, có những mặt tiêu cực cần đấu tranh chống lại, nhưng vẫn phải chấp nhận nó, hơn nữa tuân thủ các luật chơi mới để tìm cách vươn lên. Mà luật chơi mới là: ganh đua, cạnh tranh trí tuệ. Hội nhập kinh tế với cạnh tranh ngày càng lớn, tạo
sức ép, cơ hội nâng cao chất lượng NNL và mở rộng ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ. Hội nhập không những đặt ra những đòi hỏi cao hơn đối với đội ngũ lao động, mà còn tạo thuận lợi cho sự phát triển NNL của cả nước. NNL sẽ có cơ hội tiếp xúc với các phương pháp quản lý tiên tiến của thế giới để nâng cao khả năng về tay nghề, năng lực quản lý và tác phong làm việc hiện đại. Thế mạnh của nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng đó là lực lượng lao động trẻ, giá nhân công rẻ. Nhưng chỉ ở yếu tố lao động rẻ thì sẽ khơng biến thế mạnh đó thành hiện thực bởi vì, nhiều quốc gia khác trong vùng cũng sẵn sàng cạnh tranh bằng yếu tố này. Nhân tố lao động rẻ chỉ có lợi thế đối với những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động nhưng không là lợi thế đối với những ngành kinh tế sử dụng cơng nghệ cao. Do đó cần phải nỗ lực khơng ngừng để cải thiện lực lượng lao động tỉnh Hà Nam. Đó là tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất, đổi mới chương trình nội dung, phương pháp đào tạo phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, việc mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới cũng giúp ta nâng cao chất lượng NNL, làm cho NNL của ta tiếp cận được những tinh hoa văn hóa nhân loại, từ đó thúc đẩy sâu rộng q trình hội nhập quốc tế và khu vực.