- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.
1- Dân số trung bình 819.600 823.300 826.200 831.000 834.100 2 Số người trong độ tuổ
3.1.2. Một số phương hướng cơ bản phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm
Hà Nam đến năm 2020
Việc phân tích thực trạng NNL của tỉnh Hà Nam trong thời gian qua và trên cơ sở các quan điểm về phát triển NNL của tỉnh và nhằm mục tiêu thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Phương hướng phát triển NNL đối với tỉnh Hà Nam trong thời gian tới như sau:
Một là, phát triển NNL theo hướng đảm bảo cả về thể chất và tinh thần.
Mấu chốt để phát triển NNL về trước mắt cũng như lâu dài của cả nước cũng như của tỉnh Hà Nam là phải tính đến yếu tố chất lượng sinh đẻ và yếu tố bồi dưỡng sức dân. Vấn đề này liên quan đến hàng loạt các yếu tố khác như chính
sách xã hội, chính sách y tế, chính sách tiền lương, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng. Các chính sách cần mở ra mơi trường thuận lợi nhất cho phát triển NNL. Tạo lập NNL dồi dào có tinh thần, thái độ kỷ luật lao động theo tác phong lao động công nghiệp với tư cách là phương tiện hữu hiệu để đẩy nhanh phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai. Hạ thấp tỷ lệ sinh để giảm lượng cung lao động, giảm dần sức ép tăng lao động quá nhanh và góp phần nâng cao chất lượng dân số, nguồn lao động.
Hai là, phát triển NNL của tỉnh gắn với phát triển thị trường sức lao
động. Thị trường sức lao động là nguồn cung cấp thông tin rất quan trọng và nó quan hệ chặt chẽ với tất cả các thị trường: ngành nghề nào đang cần, nơi nào dư thừa sức lao động, những người đang tìm kiếm việc làm cần phải trang bị và bồi bổ những chun mơn nghiệp vụ gì, phải mở rộng kiến thức và kỹ năng theo hướng nào để có thể nhận được việc làm theo mong muốn...Từng bước tiến tới việc làm đầy đủ và toàn dụng lao động, đảm bảo việc làm cho người lao động có nhu cầu làm việc, người chưa có việc làm có được việc làm, người thiếu việc làm có thêm việc làm, người có việc làm chất lượng thấp chuyển sang việc làm có chất lượng cao hơn. Đi đơi với tạo việc làm mới có các chính sách và giải pháp duy trì việc làm; cùng với tạo thêm việc làm, từng bước nâng cao chất lượng việc làm.
Ba là, đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, ứng dụng khoa học - công
nghệ để phát triển nhanh lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực vào tăng qui mô và chất lượng giáo dục – đào tạo. Phát triển nhanh NNL có trình độ chun mơn kỹ thuật để đẩy nhanh tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện chất lượng NNL còn đang ở mức thấp so với các địa phương khác, để đẩy nhanh phát triển kinh tế thì phát triển NNL có trình độ chun mơn kỹ thuật về số lượng và chất lượng là yếu tố quyết định. Kết hợp giáo dục phổ thông, dạy
nghề với giáo dục đại học trong việc đào tạo NNL cho thời kỳ phát triển mới của tỉnh, trong đó chú trọng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 60 - 65% trên tổng số lao động có việc làm. Xây dựng chương trình đào tạo NNL có trình độ cao phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Xây dựng và phát triển có trọng điểm các ngành công nghệ cao, ưu tiên công nghệ thông tin; xây dựng và phát triển nguồn lực con người đảm bảo khả năng tiếp thu, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.
Bốn là, phát triển NNL kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và về dân số
lao động việc làm.
Phát triển sản xuất, đẩy mạnh nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo thêm nhiều việc làm. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp, tăng dần lao động cơng nghiệp và dịch vụ, trong đó lao động cơng nghiệp cần được chú trọng cả về số lượng và chất lượng. Phát triển kinh tế trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở phát huy những lợi thế tuyệt đối và so sánh hiện có để từng bước tham gia có hiệu quả trong chuỗi giá trị tồn cầu và phân cơng lao động trong nước, quốc tế. Đối với tỉnh Hà Nam, trước mắt cần ưu tiên những ngành giải quyết được nhiều lao động, vốn ít, quay vịng nhanh, nhiều lợi nhuận, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp dịch vụ và để cải thiện mơi trường đầu tư thì cần chuẩn bị được NNL phù hợp, chú trọng phát triển nhanh NNL cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, bởi lẽ sự phát triển của các ngành này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế.
Năm là, nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ của tỉnh, đặc
biệt là đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. Đồng thời, tạo thuận lợi nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ sở
sản xuất kinh doanh theo hướng bổ sung kiến thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ cần phải nâng cao hơn nữa nếu không, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và làm giảm nhịp độ phát triển của đất nước.