Phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực theo ngành và theo vùng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 59)

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.

1- Dân số trung bình 819.600 823.300 826.200 831.000 834.100 2 Số người trong độ tuổ

2.2.2. Phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực theo ngành và theo vùng

2.2.2.1.Về phân bổ nguồn nhân lực theo ngành

Phân bổ và sử dụng NNL theo ngành không chỉ là yếu tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển kinh tế nhanh và bền vững mà cịn thể hiện trình độ phát triển của NNL. Tình hình phân bổ NNL theo ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam được thể hiện qua các số liệu của biểu dưới đây.

Bảng 2.3: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

tại thời điểm 1/7 hàng năm

Đơn vị tính: người

2006 2007 2008

Tổng số 440.109 450.498 452.016

Nông nghiệp, lâm nghiệp, Thuỷ sản 275.902 272.586 271.702

Công nghiệp - Xây dựng 84.660 87.101 88.989

Dịch vụ 79.547 90.818 91.325

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 của Cục thống kê tỉnh Hà Nam.

Xét về phương diện cơ cấu NNL theo ngành của tỉnh Hà Nam, thì phần lớn NNL là lao động nông nghiệp. Mặc dù tỷ trọng lao động nơng nghiệp có xu hướng giảm song rất chậm. Đến nay, dân số nông thôn vẫn đang chiếm 90,18% tổng dân số của tỉnh; lao động đang làm việc tại các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 62,69% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh vào năm 2006, 60,51% vào năm 2007 và 60,11% vào năm 2008. Tỷ trọng lớn của lao động nông nghiệp trong cơ cấu NNL của Hà Nam trong điều kiện nền nông nghiệp chưa phát triển thể hiện trình độ phát triển của NNL cịn ở mức rất thấp và q trình chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Mặc dù lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng tuyệt đối về số lượng, song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu NNL của tỉnh. Chỉ số phát triển của lao động công nghiệp năm 2007 102,9%, năm 2008 102,2%; tương đương như thế chỉ số phát triển lao động dịch vụ tương ứng các năm là 114,2% và 100,6% [7].

Sự chuyển dịch cơ cấu NNL theo ngành kinh tế của Hà Nam mặc dù đã thể hiện xu hướng CNH, HĐH, song nếu so với mức trung bình của cả nước thì cơ cấu NNL theo ngành của tỉnh Hà Nam vẫn đang thể hiện trình độ phát

triển rất thấp. Tính trung bình của cả nước năm 2007, tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 53,9%; lao động công nghiệp chiếm 19,98%; lao động dịch vụ chiếm 26,12% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Như vậy để chuyển dịch cơ cấu lao động của Hà Nam theo hướng CNH, HĐH cần phải có nỗ lực rất lớn và địi hỏi thời gian khơng ngắn.

NNL trong nông nghiệp tỉnh Hà Nam với đặc điểm của tỉnh ĐBSH chủ yếu tập trung vào các ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp và lâm nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp của Hà Nam năm 2006 là 275.902 người, chiếm 62,69% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ; năm 2007 là 272.586 người chiếm 60,51%; Năm 2008 là 271.702 người chiếm 60,11%.Tỷ trọng lao động nơng lâm nghiệp có xu hướng giảm rất chậm cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH cịn rất hạn chế.

NNL trong cơng nghiệp và xây dựng của tỉnh Hà Nam tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp chế biến. Trong những năm qua số lượng lao động làm việc trong các ngành cơng nghiệp chế biến có xu hướng tăng lên tuyệt đối. Tuy nhiên, tỷ trọng của lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp chế biến trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng của tỉnh có xu hướng giảm dần song vẫn ở mức cao: năm 2006 là 68,65%; năm 2007 là 67,69%; năm 2008 là 67,12%.

Tỷ trọng của lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp khai thác trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng của tỉnh có xu hướng tăng lên từ 6.418 người năm 2006 đến 6.608 người năm 2008. Lao động trong công nghiệp khai thác chủ yếu tập trung vào ngành khai thác đá. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong ngành khai thác đá trong tổng lao động đang làm việc trong công nghiệp khai thác của tỉnh năm 2005 là 90.26%; năm 2006 là 88.18%; năm 2007 là 88.05%.

Lao động trong các ngành dịch vụ chủ yếu tập trung vào thương mại, sửa chữa xe có động cơ, mơ tơ, xe máy và đồ dùng cá nhân; lĩnh vực quản lý nhà nước, bảo đảm xã hội bắt buộc; giáo dục và đào tạo. Lao động trong những ngành này trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành dịch vụ của tỉnh vào năm 2006: 66,9% và năm 2008: 68,85%. Tỷ trọng lao động trong ngành giáo dục và đào tạo chiếm 16,69% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành dịch vụ của tỉnh vào năm 2006; năm 2007: 14,65%; 2008: 14,61% [7].

NNL có trình độ cao đẳng, đại học hiện nay phân bổ rất khơng đồng đều. Việc phân bổ NNL có trình độ chun môn kỹ thuật ở Hà Nam theo ngành còn nhiều bất hợp lý, nhiều ngành đang trong tình trạng thiếu cán bộ có trình độ chun mơn kỹ thuật.

Khối công nghiệp, thủy sản, thương mại, du lịch, dịch vụ được coi là những ngành kinh tế chủ yếu cần được đẩy nhanh sự phát triển, nhưng đang trong tình trạng rất thiếu lao động có chun mơn kỹ thuật do số lượng sinh viên và học sinh theo học các ngành này không nhiều. Số người được đào tạo thuộc lĩnh vực kinh tế là cao nhất, chiếm 35,4%; tiếp đến là khoa học xã hội nhân văn chiếm 29,7%; khoa học kỹ thuật chiếm 25,6%; ngành nông - lâm - thủy sản là ít nhất chiếm 2,8%. Lao động có kỹ thuật trong nơng nghiệp, lâm nghiệp chỉ có 1,27%. Trong 86,5% lao động cịn lại thì lao động giản đơn chiếm 22,8%; 63,7% cịn lại là lao động trực tiếp có tay nghề lâu năm và có kỹ thuật trong cơng việc trên cơ sở chủ yếu là tích lũy kinh nghiệm làm việc [7].

Ngành nơng - lâm - ngư nghiệp có địa bàn hoạt động chính là ở nơng thơn, nhưng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật chỉ chiếm 12% nguồn lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật của tỉnh và chủ yếu tập trung ở cấp huyện. Còn ở xã gần như rất hiếm, nên việc nâng cao chất lượng NNL qua chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Trong đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ ở các cơ quan nghiên cứu và phát triển, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học cịn thấp. Số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực sản xuất thấp và lao động có trình độ trên đại học chủ yếu tập trung ở các cơ quan trung tâm của tỉnh.

NNL có trình độ từ các dân tộc thiểu số vừa ít về số lượng, vừa phân bố chưa đồng đều giữa các vùng và trong các ngành. Trí thức trên địa bàn tỉnh cơng tác chủ yếu trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nơng lâm nghiệp, cịn ở các lĩnh vực quản lý, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, kinh tế… có số lượng ít, nhất là số cán bộ có trình độ cao, chưa đáp ứng được u cầu phát triển KT-XH.

2.2.2.2.Về phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực theo vùng

Cho đến nay chưa có số liệu thống kê tổng thể về phân bố NNL của tỉnh Hà Nam theo vùng. Tuy nhiên, có thể phân tích từ các số liệu về dân số trung bình, dân số thành thị, nơng thơn phân theo huyện, thành phố theo biểu dưới đây.

Bảng 2.4: Một số tình hình về dân số và lao động tỉnh Hà Nam năm 2009

Đơn vị tính: người

Dân số

trung bình Thành thị Nơng thôn Nam Nữ Tổng số 785.057 77.087 707.970 385.059 399.998

Thành phố Phủ Lý 86.920 42.612 44.308 43.731 43.731 Huyện Duy Tiên 125.062 9.495 115.567 61.145 63.917 Huyện Kim Bảng 125.713 4.951 120.762 62.165 63.548 Huyện Lý Nhân 175.340 5.528 169.812 85.384 89.956 Huyện Thanh Liêm 127.262 9.278 117.975 61.928 65.334 Huyện Bình Lục 144.760 5.214 139.546 71.248 73.512

Nguồn: Niên giám thông kê năm 2008 của Cục thống kê Hà Nam.

Theo các số liệu trên, NNL của tỉnh phân bố tương đối đồng đều theo huyện, thành phố. Các số liệu về lao động cơng nghiệp ngồi quốc doanh cũng thể hiện tình hình trên. Thành phố Phủ Lý chiếm 34,64% trong tổng số lao động cơng nghiệp ngồi quốc doanh đang làm việc trên địa bàn tỉnh năm 2008.

Sự tập trung lao động dịch vụ ở một số huyện và thành phố Phủ Lý cịn thể hiện thơng qua các số liệu về số lượng giáo viên, đặc biệt là giáo viên phổ thông trung học. Theo các số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hà Nam năm 2008, số lượng giáo viên phổ thông trung học của thành phố Phủ Lý chiếm 19,58% tổng số giáo viên phổ thơng trung học tồn tỉnh.

Việc phân bổ NNL có trình độ chun mơn kỹ thuật theo vùng ở tỉnh Hà Nam đang trong tình trạng rất khơng đồng đều. Lực lượng lao động có trình độ từ trung học trở lên trong tồn tỉnh được phân bố tập trung chủ yếu tại thành phố và các trung tâm huyện lỵ.

Về sử dụng NNL trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có những thành tựu nhất định. Trong giai đoạn 2001 – 2005, mỗi năm giải quyết được 14.000 chỗ làm việc, hạ tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5,2% (mỗi năm giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 0,15% đến 0,30%) và nâng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên trên 80%. Năm 2006 toàn tỉnh đã tạo việc làm cho trên 15,76 ngàn chỗ làm việc. Năm 2007, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 16.306 lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,52% (giảm 0,08% so với năm 2006, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn là 81,87% (tăng 0,37% so với năm 2006). Năm 2008, tạo việc làm mới cho 16.200 lao động, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm còn 4,2% (giảm 0,2% so với năm 2007), tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đạt 82,5% [40].

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w