Nhóm giải pháp về thị trường sức lao động và thu hút nguồn nhân lực ngoại tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 93)

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.

1- Dân số trung bình 819.600 823.300 826.200 831.000 834.100 2 Số người trong độ tuổ

3.2.4. Nhóm giải pháp về thị trường sức lao động và thu hút nguồn nhân lực ngoại tỉnh

nhân lực ngoại tỉnh

Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, trong đó bao gồm cả Việt Nam song song với việc mở rộng tự do kinh doanh, phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn và thị trường chứng khốn, thì thị trường sức lao động cũng đang được hình thành. Sức lao động trong điều kiện kinh tế thị trường là hàng hóa. Những yếu tố cơ bản của thị trường sức lao động là: cầu sức lao động; cung sức lao động; giá cả của sức lao động (tiền lương); cạnh tranh trên thị trường sức lao động; cơ sở hạ tầng của thị trường sức lao động. Thị trường sức lao động bao gồm những chủ thể sau: những người thuê lao động (người mua) và đại diện của họ; những người làm thuê (người bán) và đại diện của họ; nhà nước và các đại diện của mình; các tổ chức mơi giới trung gian. Trong nền kinh tế, mỗi một thị trường đều rất cần thiết, phải giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trước nó và có ý nghĩa quan trọng khác nhau. Thị trường sức lao động được coi như một đầu tầu để kéo theo sự chuyển động của các thị trường khác. Vì vậy giải pháp về thị trường sức lao động cần phải xem xét tới các yếu tố cơ bản và những chủ thể của thị trường sức lao động.

- Tập trung làm chuyển đổi nhận thức của xã hội về vấn đề việc làm và phương thức giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường. Chính sách phát triển thị trường sức lao động phải thể hiện vai trò lớn lao của Nhà nước đối với nhân dân trong vấn đề điều tiết việc làm. Việc thực hiện chính sách phải tuân theo hàng loạt những nguyên tắc như: phát triển đa dạng các loại hình sở hữu và hoạt động kinh doanh; không được phép cưỡng bức người lao động và phân biệt đối xử - theo giới, độ tuổi, dân tộc v. v...; tự do pháp lý và kinh tế đối với người lao động và người thuê lao động khi thuê mướn và sa thải; tự do

di chuyển lao động và vốn, phát triển hệ thống điều tiết các quan hệ lao động, đặc biệt khi giải quyết những tranh chấp lao động tập thể và cá nhân.

- Hình thành hệ thống quản lý lao động và việc làm, tổ chức tốt thông tin thị trường lao động: nắm được diễn biến cung cầu lao động trên thị trường nhằm điều chỉnh kịp thời. Điều tiết, điều chuyển lao động từ nơi thừa sang nơi thiếu; thu hút lao động các ngành nghề địi hỏi chun mơn, kỹ thuật cao mà tỉnh không đáp ứng được từ nơi khác đến, đồng thời hỗ trợ người lao động trong tỉnh đi làm việc ở địa bàn khác phù hợp với nguyện vọng, kỹ năng họ có.

- Tổ chức tốt hoạt động dịch vụ việc làm: hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm được đảm bảo trang bị vật chất cần thiết và đội ngũ cán bộ có năng lực, trong những năm tới thí điểm tổ chức Hội chợ việc làm nhằm tạo dựng mối liên kết giữa người lao động, người sử dụng lao động, cơ sở đào tạo nghề và cơ sở dịch vụ việc làm.

- Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường khác như: bất động sản, tài chính, tư liệu sản xuất.v.v...tạo sự liên kết giữa chúng với nhau và với thị trường sức lao động để tạo ra động lực phát triển.

- Triển khai tốt quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, đảm bảo quỹ đến đúng đối tượng, đơn giản hóa thủ tục, đảm bảo thuận tiện cho người vay vốn và cơ quan quản lý quỹ. Ngoài phần ngân sách do trung ương hỗ trợ, tỉnh cần trích ngân sách tỉnh lập Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương.

Sự hình thành và phát triển của thị trường sức lao động sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh trong cung cấp và sử dụng NNL, vừa mở ra cơ hội thu hút NNL chất lượng cao cho phát triển kinh tế của tỉnh, vừa tạo áp lực cho NNL của tỉnh phải không ngừng nâng cao chất lượng. Để huy động được NNL chất lượng cao từ ngoại tỉnh cần tập trung thực hiện các biện pháp:

- Một là: Trên cơ sở điều tra khảo sát, có kế hoạch tranh thủ với từng

- Hai là: Xây dựng các chương trình trọng điểm với quy mơ và thời hạn

khác nhau thu hút sự đóng góp của người Việt Nam ở nước ngồi trên từng lĩnh vực, cần tập trung:

+ Các cơ sở giáo dục và dạy nghề tỉnh cần đề xuất những yêu cầu cần có sự hỗ trợ của người Việt Nam ở nước ngoài về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và kiến thức chuyên môn để mời gọi người Việt Nam ở nước ngồi tham gia và có chính sách đãi ngộ hợp lý.

+ Giới thiệu chương trình đào tạo NNL cho tỉnh, qua đó vận động người Việt Nam ở nước ngồi hỗ trợ tìm kiếm học bổng du học nước ngồi. Đặc biệt, cần vận động tìm kiếm những học bổng bậc cao, đào tạo chuyên gia giỏi cho tỉnh.

+ Khuyến khích đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngồi thực hiện các chương trình chuyển giao cơng nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w