Về trình độ học vấn và trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 53)

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.

1- Dân số trung bình 819.600 823.300 826.200 831.000 834.100 2 Số người trong độ tuổ

2.2.1.2. Về trình độ học vấn và trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực

nguồn nhân lực

Nhờ những cố gắng của tỉnh trong cơng tác đào tạo nên trình độ chun mơn kỹ thuật của NNL ở tỉnh không ngừng được nâng lên.

Trong thời kỳ trước năm 2005, chất lượng lao động của Hà Nam thể hiện thơng qua trình độ học vấn và trình độ chun mơn kỹ thuật cịn rất khiêm tốn và quá trình nâng cao chất lượng NNL diễn ra rất chậm. Tỷ trọng lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên trong NNL của tỉnh chỉ đạt 23,90% vào năm 2009; tỷ trọng lao động có trình độ trung học cơ sở ở mức 40,60%; lao động chưa đạt được trình độ tiểu học cịn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng lực lượng lao động là 15,6% [7].

Trình độ học vấn thấp của NNL là yếu tố cản trở việc tiếp thu và nâng cao trình độ kỹ thuật chun mơn tay nghề, do đó trình độ chun mơn kỹ thuật của NNL của tỉnh trong thời gian trước năm 2000 nhìn chung ở mức rất thấp. Lao động giản đơn là lực lượng chủ yếu trong NNL. Tỷ trọng lao động khơng có kỹ năng chiếm tới 90.03% NNL của tồn tỉnh, trong khi tỷ lệ này của tồn quốc là 84.54%. Sự chuyển biến về trình độ lao động có tay nghề cũng rất chậm, chỉ tăng được 2.11% của cả thời kỳ 5 năm (1996: 7.86 % và 2000: 9.97%).

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, công tác giáo dục đào tạo không ngừng được tỉnh quan tâm, tăng cường. Số lao động mới bổ sung cho NNL hàng năm chủ yếu là số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Số lượng

học sinh phổ thông trung học của Hà Nam năm 2006 là 31.200 học sinh; năm 2007 là 31.300 học sinh; năm 2008 là 29.300 học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ trung học phổ thông trước năm 2007 luôn đạt trên 95%, riêng năm học 2007- 2008 đạt 91,39%, năm học 2008-2009 là 95,56%, cao hơn khá nhiều so với mức trung bình của cả nước là 80,42% và 86,58% [7].

Sự bổ sung không ngừng hàng năm cho NNL từ những học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đã tạo thuận lợi hơn cho việc trang bị và nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật của NNL thơng qua các chương trình phát triển đào tạo nghề, đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học.

Sự phát triển của đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học của tỉnh đã góp phần đáng kể vào bổ sung, nâng cao chất lượng NNL của tỉnh. Số học sinh đang học theo các trình độ như trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học của tỉnh trong những năm qua đã khơng ngừng tăng lên về số lượng. Tình hình đào tạo chuyên nghiệp đối với NNL của tỉnh Hà Nam được phản ánh thông qua số liệu của biểu dưới đây:

Bảng 2.2: Số học sinh chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

giai đoạn 2000 – 2008

Đơn vị tính: người.

Năm 2000 2005 2006 2007 2008

Trung học chuyên nghiệp 1.190 2.173 3.950 1.366 6.630 Cao đẳng, đại học 750 4.279 3.501 4.170 4.036

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 của Cục thống kê Hà Nam.

Những số liệu ở trên cho thấy, nguồn bổ sung lao động qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật cho NNL của tỉnh nhìn chung có xu hướng tăng lên. Nhờ đó khả năng tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế cũng được nâng lên.

Xét về cơ cấu trình độ của lực lượng bổ sung cho NNL đã qua đào tạo, thì lao động bổ sung có trình độ trung học chuyên nghiệp năm 2000 là 1.190 người sang năm 2008 thì lực lượng này tăng lên khá cao 6.630 người.

Hiện nay, khó khăn lớn của tỉnh là thiếu thợ lành nghề phục vụ cho không chỉ ngành công nghiệp mà tất cả các ngành của tỉnh. Những người thợ công nhân kỹ thuật bậc cao có tay nghề có kinh nghiệm hầu như là thiếu. Với lực lượng lao động bổ sung có trình độ cao đẳng, đại học thì tỷ lệ tăng lên một cách đáng kể năm 2005 có 4.279 người (chiếm 66,32%) sang đến năm 2008 còn 4.036 người (chiếm 37,83%) trong tổng số 10.666 lực lượng lao động bổ sung có trình độ chun mơn kỹ thuật. Tỷ lệ người có trình độ trung cấp trên người có trình độ cao đẳng, đại học năm 2008 là 1,64 lần. Tình trạng bất hợp lý trong đào tạo NNL có chun mơn kỹ thuật theo các trình độ khơng những cản trở sự phát triển của một số ngành, lĩnh vực, mà còn gây căng thẳng nhất định cho công tác giải quyết việc làm do tác động xấu tới cán cân cung cầu về NNL cho phát triển kinh tế.

Đào tạo nghề ở tỉnh đã có những thành tích lớn trong những năm gần đây. Số lượng học sinh theo học các khóa đào tạo nghề có xu hướng tăng lên, trong đó có các đối tượng học nghề là dân cư nơng thơn, nhờ đó đã có tác động tích cực khơng những tới nâng cao chất lượng NNL mà cịn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Công tác dạy nghề cho người tàn tật và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, dạy nghề cho người nghèo, dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, đào tạo cho lao động phổ thông, thường xuyên được quan tâm. Ngoài ra, tỉnh cịn tổ chức dạy nghề, dạy văn hố cho các đối tượng 05; 06 (mại dâm, ma tuý) chữa trị tại trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội tỉnh.

Kết quả đào tạo nói chung và dạy nghề nói riêng trong những năm qua đã góp phần khơng ngừng nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh qua

các năm. Năm 2006, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đã đạt mức 20%; năm 2007 là 22% ; đến năm 2008, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nói chung của tỉnh đã đạt 26% (vượt cả chỉ tiêu kế hoạch đào tạo NNL của tỉnh theo quy hoạch tổng thể ngành lao động – thương binh và xã hội tỉnh Hà Nam đến 2010 là 22% vào năm 2010), trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 19,6%; có 90% học viên sau khi học nghề đã tìm được việc làm phù hợp [40].

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng vẫn tiếp tục diễn ra ở các ngành dệt may, da giày. Báo cáo của sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh cho thấy 50% các cơng ty may mặc, hóa chất lao động đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của mình, 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường cao đẳng cần được đào tạo ngay sau khi tuyển dụng. Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào tạo ít nhất một năm cho khoảng 80% đến 90% sinh viên tốt nghiệp vừa tuyển dụng. Tình trạng chung hiện nay là số lượng giảng viên chưa đáp ứng được sự gia tăng về qui mơ người học và cịn hạn chế về năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành và khả năng sử dụng tiếng anh. Khó khăn đối với các cơ sở đào tạo là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, bởi các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo khác nhau, vốn đầu tư cho các cơ sở đào tạo có hạn và máy móc thiết bị cơng nghệ của các doanh nghiệp khơng ngừng đổi mới vì vậy khơng thể đáp ứng được yêu cầu của từng doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo chỉ đưa ra sản phẩm đáp ứng duy nhất: tri thức, kỹ năng, thái độ...Như vậy để giải bài toán về chất lượng NNL thì ở tầm quản lý vĩ mơ cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động và có sự phối hợp giữa 3 nhà: Nhà nước, nhà đào tạo và nhà doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w