Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 66)

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.

1- Dân số trung bình 819.600 823.300 826.200 831.000 834.100 2 Số người trong độ tuổ

2.3.1. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân

Trong những năm qua Hà Nam đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển NNL cho phát triển kinh tế của tỉnh, nhờ đó q trình CNH, HĐH đã bước đầu thu được những kết quả nhất định, tạo tiền đề thuận lợi cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh. Từ phân tích hiện trạng NNL của tỉnh có thể thấy rõ những kết quả tích cực mà tỉnh đã đạt được trong phát triển NNL cho phát triển kinh tế. Những kết quả chủ yếu đó là:

- Hà Nam đang là tỉnh thuộc ĐBSH có NNL tương đối dồi dào về số

độ dân số là 914 người/km2. Chỉ số này cao hơn so với mật độ dân số trung bình cả nước (260 người/km2), cao hơn khá nhiều so với một số tỉnh ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, mật độ 425 người/km2, nên số lượng NNL Hà Nam tạo ra những thuận lợi nhất định cho sự phát triển kinh tế theo vùng. Số người trong độ tuổi lao động có tỷ lệ cao trong tổng dân số (trên 64%) và số người có khả năng lao động trong tổng số người trong độ tuổi lao động cũng có tỷ lệ (99%) cũng cho thấy NNL của Hà Nam có thể đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế.

- Mặc dù có điểm xuất phát thấp về trình độ phát triển kinh tế, do đó

cịn nhiều bất cập NNL, nhưng trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2005 đến nay, chất lượng của NNL của Hà Nam không ngừng được nâng lên, thể hiện sự tăng dần qua các năm của tỷ lệ lao động đã được đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Nếu vào năm 2000, tỷ lệ này là 9.97%, thì năm 2006 đã đạt mức 20%, năm 2007: 22%; năm 2008: 26%. Sự gia tăng tương đối nhanh của tỷ trọng lao động đã qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là điều kiện thuận lợi để phát triển từng ngành, từng vùng kinh tế, nhất là đẩy nhanh phát triển công nghiệp và dịch vụ, các ngành ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ.

- Phân bố NNL theo các ngành và vùng trong tỉnh đã có nhiều tiến bộ,

tạo thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng theo hướng tiến bộ trên cơ sở khai thác và phát huy lợi thế tuyệt đối và so sánh của từng vùng. Nhờ sự phát triển về chất lượng và cơ cấu của NNL, trong công nghiệp của tỉnh đã bước đầu hình thành và phát triển các lĩnh vực khai thác thế mạnh của tỉnh như: sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, chế biến nông - lâm sản, công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, linh kiện điện tử, thấu kính... Một số nhà máy, xí nghiệp mới đã được xây dựng và nâng cao công suất các nhà máy sản xuất như: xi măng, gạch, đá xây dựng, chế biến rau quả, sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, may mặc, điện tử... Cơng

nghiệp có tốc độ phát triển cao góp phần tạo ra diện mạo mới trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương dọc theo trục quốc lộ 1A, quốc lộ 21, tạo đà cho phát triển kinh tế các vùng khác.Trong sản xuất nơng nghiệp đã từng bước hình thành các vùng chun canh: cây ăn quả, cây công nghiệp, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản... Tuy chưa thật sự tập trung thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn nhưng đã hình thành nên yếu tố phát triển cơ bản tạo ra vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Mức độ sử dụng lao động, đặc biệt là lao động nông thôn tăng dần là

nguồn lực đáng kể không những cho phát triển kinh tế mà cịn thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế bền vững.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thành tựu phát triển NNL của tỉnh Hà Nam về số lượng và chất lượng như đã kể trên. Những nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

Một là, đường lối phát triển NNL phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của

Đảng và các chính sách phát triển NNL của Nhà nước, đặc biệt kể từ sau đổi mới. Với quan điểm, nhân tố con người là nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách để phát triển NNL cho phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ các chính sách tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, cho đến các chính sách về chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, coi giáo dục đào tạo là quốc sách… Đảng và Nhà nước không những quan tâm tạo lập những cơ sở vật chất cần thiết để phát triển NNL, mà còn tạo thuận lợi đẩy nhanh sự phát triển của NNL cho phát triển kinh tế. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về NNL đã được Đảng bộ và các cấp chính quyền của tỉnh Hà Nam nghiên cứu, cụ thể hóa thành các biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện hiện có của tỉnh, nhờ

đó đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của NNL cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Hai là, công tác giáo dục và đào tạo không ngừng được quan tâm phát

triển. Hà Nam là một trong những tỉnh trong cả nước có chỉ số phát triển giáo dục khá cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, tạo nền tảng thuận lợi và vững chắc cho nâng cao chất lượng NNL, chất lượng cuộc sống, Hà Nam đã coi việc đổi mới sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo, tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng NNL là một trong những nhân tố quyết định đối với sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong thời gian qua Hà Nam đã không ngừng củng cố kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và nâng cao chất lượng giáo dục; từng bước thực hiện chuyển hướng phân luồng giáo dục và dạy nghề ở bậc trung học phổ thông; điều chỉnh cơ cấu đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với nhu cầu phát triển KT-XH, củng cố và phát trin KT-XH, các trường, cơ sở đào tạo nghề.

Để nâng cao chất lượng đào tạo NNL, tỉnh đã thực hiện các biện pháp:

- Tăng cường cơng tác xã hội hố giáo dục - đào tạo, huy động các nguồn vốn của tư nhân, đầu tư nước ngoài vào phát triển giáo dục, đào tạo. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đại học công nghiệp, đại học dân lập và tư thục trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Tăng cường huy động vốn đầu tư để hoàn thành việc xây dựng trường Trung cấp nghề của tỉnh và nâng cấp các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm... nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề cho NNL trong tỉnh.

- Tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thơng, hồn thành việc triển khai đại trà chương trình thay sách giáo khoa đảm bảo chất lượng và đúng kế hoạch đề ra. Tăng cường biện pháp củng cố kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. tạo cơ sở để phổ cập trung học phổ thông ở những năm tiếp theo.

- Đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng đồng bộ hoá về cơ cấu và chuẩn hố về trình độ đào tạo vào năm 2010 có 100% đạt chuẩn dạy đủ các mơn theo chương trình quy định. Quan tâm tạo điều kiện và có kế hoạch bố trí cho đội ngũ giáo viên, công chức được tiếp tục theo học các lớp sau đại học.

- Coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ xã, thơn, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho con em nghèo, khó khăn được theo học các lớp trung học chuyên nghiệp hệ cử tuyển.

Nhờ sự phát triển của lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chất lượng dạy và học đã được nâng cao đáng kể, hàng năm đội ngũ giáo viên đều được đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ, đến nay 100% số giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng tồn tỉnh đạt chuẩn; 25,2% số giáo viên tiểu học, 23% số giáo viên trung học cơ sở và 3% giáo viên trung học phổ thông vượt chuẩn, 91,4% giáo viên mầm non đã qua đào tạo. Chất lượng học sinh các cấp học đã được nâng lên đáng kể, thể hiện là số học sinh khá, chăm ngoan, số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng lên; liên tục trong nhiều năm liền Hà Nam là một trong các tỉnh đứng đầu các tỉnh ở ĐBBB về số lượng và chất lượng giải quốc gia [40].

Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; xuất khẩu lao động đã góp phần tạo thuận lợi cho phát triển NNL cho phát triển kinh tế của tỉnh. Các chính sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ đã giúp cho người nghèo sớm tiếp cận được với các dịch vụ xã hội và các điều kiện sản xuất tiên tiến, nhờ đó tạo thuận lợi cho quá trình đào tạo và tự đào tạo của bộ phân nhân dân nghèo để tự vươn lên phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của chính mình.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w