KHÁI QUÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 44)

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.

2.1. KHÁI QUÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH HÀ NAM

KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH HÀ NAM

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hà Nam là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc bộ, thuộc châu thổ sơng Hồng, phía Bắc giáp Hà Tây (nay là Hà Nội), phía Nam giáp Nam Định, Ninh Bình, phía Đơng qua sơng Hồng là Hưng n và Thái Bình, phía Tây giáp Hồ Bình; diện tích tự nhiên là 860,2 km2. Có 6 đơn vị hành chính (5 huyện và 1 thành phố) gồm 116 xã, phường và thị trấn. Trong đó có 2 huyện miền núi, gồm một phần đất huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm nằm bên hữu ngạn sông Đáy, nối liền với khu vực rừng núi Hồ Bình ở phía Tây. Đây là dãy núi đá vơi, nguồn tài ngun khống sản có trữ lượng hàng tỷ mét khối. Bên tả ngạn sông Đáy đến giáp sông Hồng là vùng đồng bằng trong đó 2/3 diện tích là đồng chiêm trũng, các huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên và một thành phố Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A - con đường huyết mạch nối liền Bắc Nam [40].

Vị trí địa lý của tỉnh Hà Nam thuộc vùng bán sơn địa chia làm 2 vùng chính: Vùng đồi núi chiếm khoảng 13 % diện tích đất tự nhiên gồm 15 xã thuộc huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, chủ yếu là núi đá vôi, thuận lợi cho phát triển ngành chế biến vật liệu xây dựng và phát triển rừng sản xuất. Vùng đồng bằng thuộc các huyện còn lại, đất đai bằng phẳng, màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương thực, cây thực phẩm, rau màu các loại. Với địa hình này Hà Nam có lợi thế và tiềm năng phát triển mạnh ngành công nghiệp xây dựng và phát triển nông, lâm nghiệp, dịch vụ.

Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng, ẩm bốn mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôi. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1700 – 2200 mm, phân bố khơng đều, tập trung vào tháng 6,7,8, dễ gây úng lụt, khụ hạn vào tháng 1,2,3; đó ảnh hưởng xấu đến sản xuất và dân sinh. Nhìn chung khí hậu ở địa bàn tỉnh Hà Nam trong những năm gần đây mưa thuận, gió hồ, có nhiều thuận lợi cho phát triển hệ sinh thái động, thực vật cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ và kinh doanh. Đặc biệt phù hợp với trồng cây vụ đông, trồng rau màu bốn mùa...

Về tài ngun đất: Diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh là 996 ha, chiếm 74,9% tổng diện tích. Diện tích đất đồng bằng màu mỡ được bồi đắp phù sa của sông Đáy, Sông Châu Giang... thuận tiện cho sản xuất nơng nghiệp, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như Chuối Ngự Đại Hoàng, Hồng Nhân hậu Lý Nhân, dưa bao tử, bí xanh xuất khẩu ở huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Bình Lục, rau an tồn ở huyện Thanh Liêm...

Tài ngun nước ở Hà Nam có hệ thống sơng ngịi dày đặc, bao gồm hệ thống sông đáy, sông châu giang, là tỉnh thuộc diện phân nguồn nước lũ của Sơng Hồng, do vậy có khả năng bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp đủ nguồn nước cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp phát triển.

Hà Nam cũng là tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hố lâu đời như q hương của các nhà văn nổi tiếng Nam Cao, Nguyễn Khuyến; lễ hội tịch điền - Đọi Sơn; di tích lịch sử đền Trần Thương... đã tạo nên các giá trị truyền thống lịch sử, làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh, tạo tiền đề phát triển ngành du lịch ở địa phương.

Từ những đặc điểm tự nhiên của tỉnh, Hà Nam có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và giải quyết việc làm cho lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w