- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.
2.1.2. Điều kiện về kinh tế-xã hộ
Theo thống kê mới nhất (01/4/2009), dân số của Hà Nam là 785.057 người (385.059 nam, 399.998 nữ), với mật độ dân số là 913 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,14%/năm. Trong đó dân số nơng thơn là 707.970 người, dân số sinh sống ở khu vực đô thị là 77.087 người (chiếm 9,82%).
Số người trong độ tuổi lao động tồn tỉnh là 479.949 người (trong đó có 240.735 nữ), chiếm 59,17% dân số. Số lao động tham gia thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là gần 407,7 nghìn người, chiếm gần 85% nguồn lao động toàn tỉnh [7].
Phần đơng lao động có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Lực lượng lao động khoa học kỹ thuật dồi dào với khoảng 11.524 người có trình độ từ cao đẳng, đại học và trên đại học (chiếm 3% lực lượng lao động) gồm có: trên đại học 34 người, đại học 4.250 người, cao đẳng 7.240 người. Số lao động có trình độ trung cấp khoảng 13.000 người và sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 10.400 người.
Số lao động đã được đào tạo nghề là 99,7 nghìn người, trong đó số người đã có chứng chỉ đào tạo nghề là 41,5 nghìn người (chiếm hơn 10% lao động). Hơn 81,4% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản. Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm hiện cịn trên 11,5 nghìn người, chiếm gần 3% lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động. Hàng năm dân số Hà Nam tăng thêm khoảng 8 - 9 nghìn người, tạo thêm nguồn lao động dồi dào, bổ sung cho nền kinh tế quốc dân.
Việc học hành gắn với nghiệp khoa bảng của ông cha mãi là tấm gương cho con cháu noi theo. Hà Nam nơi cuội nguồn của phong trào dạy tốt, học tốt; Trên phạm vi tồn tỉnh, hiện có tới 270 trường học với 184.048 học sinh: trong đó có 94.973 học sinh tiểu học, 72.418 học sinh trung học cơ sở, 16.657 học sinh trung học phổ thông [7].
Từ xưa đến nay, người dân Hà Nam chủ yếu làm nơng nghiệp có kết hợp với nghề thủ công và buôn bán nhỏ, truyền thống cần cù, yêu nước, sáng tạo. Tính đến năm 2009 tồn tỉnh có 99.325 ha đất trồng trọt, sản lượng lương thực quy thóc đạt 424,4 ngàn tấn, lương thực quy thóc bình qn đầu người là 530kg/năm, năng suất lúa hàng năm đạt từ 102 đến 105 tạ/ha.Trong những năm đổi mới vừa qua, cư dân trên địa bàn xã, phường dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hành của Nhà nước, đã có những đóng góp to lớn vào việc đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng KT - XH làm cho nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng với tốc độ cao; Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, một bộ phận được cải thiện khá rõ. Trình độ dân trí và mức độ hưởng thụ văn hoá của nhân dân khá hơn trước. Bộ mặt KT - XH ở nơng thơn và thành thị đã có những thay đổi.
Sau khi được tái lập năm 1997, tỉnh Hà Nam đã tập trung phát triển kinh tế và đến nay kinh tế Hà Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng:
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp Hà Nam giai đoạn 2003 - 2008 đạt bình qn 33,3%/năm, tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP của tỉnh Hà Nam đã tăng từ 9,98%/năm 2003 lên 26,34% năm 2008. Tính đến hết năm 2008 có 71 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (chiếm 30,6% doanh nghiệp), 21.141 cơ sở kinh tế cá thể sản xuất công nghiệp (52,9%), 10.491 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp (61,8%) và 40.201 làm việc tại các cơ sở kinh tế cá thể ngành công nghiệp (59,3%) [1].
Tồn tỉnh hiện có 40 làng nghề, huyện nào cũng có làng nghề. Ít như tại Kim Bảng cũng có 3 làng nghề, nhiều nhất là huyện Thanh Liêm có tới 15 làng nghề. Các làng nghề truyền thống có số hộ chuyên nghề lớn đang duy trì tốt việc sản xuất và ngày càng phát triển. Tuy nhiên mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất trong làng nghề cịn chật chội, rất dễ dẫn đến ơ nhiễm môi trường.
Với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngày 1 tháng 8 năm 2003 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã ban hành Nghị quyết 08- NQ/TU về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. UBND Tỉnh đã ban hành các quyết định số 829/2003/QĐ-UB về đầu tư xây dựng và quản lý cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã và thị trấn, quyết định số 863/2003/QĐ-UB ngày 5 tháng 8 năm 2003 về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu cơng nghiệp tỉnh Hà Nam.
Trong thời gian qua, tỉnh đã xây dựng một số khu công nghiệp tập trung, UBND tỉnh Hà Nam đã quyết định thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp trực thuộc UBND Tỉnh để giúp UBND Tỉnh quản lý, điều hành các khu công nghiệp tập trung, đồng thời thành lập Công ty đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
Hiện tại tỉnh đã xây dựng các khu công nghiệp tập trung: Khu công nghiệp Đồng Văn có diện tích 154 ha, Hồng Đơng huyện Duy Tiên dọc quốc lộ 1A có diện tích 100 ha; Châu Sơn thành phố Phủ Lý có diện tích 169 ha. Ngồi các khu công nghiệp tập trung, tỉnh Hà Nam đã và đang xây dựng 5 cụm công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp ở các huyện, thành phố: Cụm công nghiệp Nam Châu Sơn (TP. Phủ Lý) có diện tích 10 ha; Biên Hịa (huyện Kim Bảng) nằm dọc quốc lộ 21B có diện tích 8 ha; Cầu Giát (huyện Duy Tiên) nằm dọc quốc lộ 38 có diện tích 17 ha; Trung Lương (huyện Bình Lục) nằm dọc quốc lộ 21 A có diện tích 17 ha; Hịa Hậu (huyện Lý Nhân) có diện tích 10 ha.Các cụm tiểu, thủ công nghiệp gắn với các làng nghề tiểu, thủ cơng nghiệp phát triển có: Cụm tiểu, thủ công nghiệp Ngọc Động xã Hồng Đơng (huyện Duy Tiên) diện tích 6 ha gắn với nghề mây tre đan; xã Thanh Lưu (huyện Thanh Liêm) có diện tích 6 ha; xã Nhật Tân (huyện Kim Bảng) có diện tích 17 ha gắn với nghề dệt, chế biến gỗ; Thanh Hà (huyện Thanh Liêm) có diện tích 5 ha gắn với làng nghề thêu ren [1].
Việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp và cụm tiểu, thủ công nghiệp của tỉnh Hà Nam chủ yếu căn cứ vào quy hoạch KT-XH và nhu cầu thực tế. Để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững và chủ động trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng cũng như bố trí đầu tư xây dựng, tỉnh đã xây dựng quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp và cụm tiểu, thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2010.
Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế và xã hội. Từ khi tách tỉnh đến năm 2003, ngoài các doanh nghiệp nhà nước, tỉnh Hà Nam có 3 cơng ty cổ phần, 46 công ty trách nhiệm hữu hạn và 26 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn điều lệ là 113 tỷ 210 triệu đồng, trong đó các cơng ty cổ phần chiếm 32 tỷ đồng, công ty trách nhiệm hữu hạn 74 tỷ 160 triệu đồng và khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm 7 tỷ 50 triệu đồng [1].
Các cơng ty cổ phần thời kỳ đó chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Các công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, thêu ren, dệt may và vận chuyển hàng hóa, thương mại dịch vụ. Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tập trung trên lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, thương mại dịch vụ hàng tiêu dùng, ăn uống, vật tư nơng nghiệp, số cịn lại sản xuất gạch xây dựng với quy mô nhỏ và thêu ren xuất khẩu.
Từ năm 2000 đến nay số doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều, số vốn điều lệ trung bình trên một doanh nghiệp ngày càng tăng và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp cũng đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực mới. Từ khi có chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, số công ty cổ phần tăng vọt. Hiện tại tồn tỉnh có tất cả 561 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ 2.141,119 tỷ đồng [1].
Những ưu thế nổi bật của tỉnh là vùng nguyên liệu đá vôi dùng cho các ngành công nghiệp; các dự án đầu tư tăng mạnh, NNL dồi dào lại nằm ở vị trí trung tâm về kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước; kết cấu hạ tầng tương đối phát triển là điều kiện thuận lợi về phát triển NNL.