Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 30)

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.

1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đồng bằng sông Hồng là vùng đất ở miền Bắc Việt Nam, gồm 11 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam.

Phía Bắc và Tây Bắc giáp trung du và miền núi, nơi giàu tài nguyên khống sản và rừng. Phía Đơng giáp biển Đơng, nơi có nguồn hải sản phong phú, phía Nam giáp Bắc Trung bộ, nơi giàu vật liệu xây dựng và khống sản.

Khí hậu đặc trưng của các tỉnh ĐBSH nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt trong năm, nhiệt độ trung bình trong năm thường cao so với các tỉnh miền núi, đặc biệt về mùa đơng, do đó nó tạo thuận lợi cho pháp triển các loại nông sản phù hợp với điều kiện nhiệt độ trong vùng. Song, các điều hiện tượng đặc biệt của vùng là dơng, bão, áp thấp nhiệt đới. Trung bình hàng năm có 30-50 ngày có dơng, trong những ngày có mưa bão, xuất hiện mưa úng và lũ trong nội đồng, sóng lớn và nước dâng ở vùng cửa sơng và bờ biển gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng...

ĐBSH là vùng châu thổ của hệ thống sơng Hồng và hệ thống sơng Thái Bình nên giàu về tài nguyên nước. Hàng năm, các nhánh sơng đưa ra biển trung bình 122 tỷ m3 nước và 120 triệu tấn phù sa. Song, tổng lượng nước phân phối rất khơng đồng đều trong năm, nó tương ứng với chế độ mưa. Vào mùa lũ, lượng nước chiếm 80-85 %, mùa khô kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5), lượng nước chỉ chiếm 15-20 %.

ĐBSH có nhiều loại khống sản: nhiên liệu, vật liệu xây dựng, khoáng chất và kim loại. Trong vùng đã phát hiện và tính trữ lượng 307 mỏ và điểm khống sản. Nhiên liệu có than bùn, than nâu và khí đốt. Đặc biệt, vùng có

tiềm năng về vật liệu xây dựng. Hiện nay, các mỏ vật liệu xây dựng phần lớn đã được khai thác nhưng việc khai thác bừa bãi nên dẫn đến tổn thất tài ngun, gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí và nguồn nước.

ĐBSH có nhiều di tích văn hóa, lịch sử và phong cảnh thiên nhiên đẹp, do đó có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.

Những đặc thù về điều kiện tự nhiên kể trên có ảnh hướng lớn đến phát triển kinh tế và phát triển NNL cho phát triển kinh tế đồng bằng so với các tỉnh miền núi. Những đặc điểm đó nhìn chung tạo nhiều thuận lợi cho cơng tác nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và công tác đào tạo phát triển NNL.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w