Xã hội hóa giáo dục đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 84 - 87)

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.

1- Dân số trung bình 819.600 823.300 826.200 831.000 834.100 2 Số người trong độ tuổ

3.2.1.2. Xã hội hóa giáo dục đào tạo nguồn nhân lực

Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm thu hút mọi nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục đào tạo nhằm tạo sức mạnh tổng hợp phát triển NNL nói chung và đặc biệt là NNL chất lượng cao. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống giáo dục thường xuyên và các trung tâm học tập cộng đồng, phấn đấu xây dựng xã hội học tập.

Huy động nguồn vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp... để mở mang giáo dục, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội học tập suốt đời. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xã hội hoá giáo dục.

Điều này cho thấy theo yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh Hà Nam ngày càng cần nhiều lao động đã qua đào tạo, lao động có

trình độ chun mơn kỹ thuật. Cho nên nếu khơng đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo thì Hà Nam khó có thể có NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.

- Xã hội hóa đào tạo nhân lực ở bậc cao đẳng, đại học.

Bên cạnh việc phát triển hệ thống các trường cao đẳng dân lập, các hình thức xã hội hóa đào tạo trong các trường cao đẳng cơng lập cũng được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức khác nhau như: đào tạo không tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu học tập để chuẩn hóa đội ngũ, nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp; hình thức đào tạo theo hợp đồng giữa các trường cao đẳng với các trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh để cung cấp các khóa học cao hơn; hình thức vừa học vừa làm nhằm huy động thêm nguồn kinh phí cho đào tạo, cho phép ngành giáo dục mở rộng quy mơ, đáp ứng nhu cầu người học muốn có trình độ cao.

- Xã hội hóa đào tạo nhân lực ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Một thực trạng của NNL khơng chỉ ở tỉnh Hà Nam mà cịn xảy ra hầu như trong cả nước là trong năm qua tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng so với lao động có trình độ trung học chun nghiệp và cơng nhân kỹ thuật vẫn còn mất cân đối. Nhận thức được vấn đề này, tỉnh đã xây dựng chương trình: Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng NNL có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của thời kỳ CNH, HĐH.

Để thực hiện mục tiêu này việc xã hội hóa đào tạo bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có tầm quan trọng đặc biệt để tạo ra NNL chất lượng cao cho Hà Nam. Việc xã hội hóa này có thể được thực hiện dưới các hình thức như: Hình thức đào tạo nghề trong các doanh nghiệp; khuyến khích các cơ sở dạy nghề tư nhân đào tạo tạo nghề ngắn hạn và phổ cập nghề; hình thức trung tâm dạy nghề và các trung tâm xúc tiến việc làm để trang bị những kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp phổ thông để người học tự giải quyết các vấn đề của cuộc sống bản thân hoặc tự tổ chức việc làm để tạo thu nhập cho mình...

- Xã hội hóa giáo dục ở bậc phổ thơng.

Để thực hiện mục tiêu đảm bảo duy trì phổ cập tiểu học và trung học cơ sở tiến tới toàn tỉnh phổ cập bậc trung học vào năm 2007 để cung cấp đủ nguồn cả về số lượng và chất lượng cho công tác đào tạo nghề nhằm cung cấp đủ lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển KT- XH của tỉnh, Hà Nam phải đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục ở bậc phổ thơng. Thực tế cho thấy Hà Nam là một tỉnh vẫn còn nghèo, ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo trong đó có giáo dục phổ thơng cịn hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác giáo dục cịn thiếu. Để thực hiện mục tiêu phổ cập, giáo dục công lập chưa thể đáp ứng. Do đó tỉnh phải đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục ở bậc phổ thơng bằng việc khuyến khích phát triển hệ thống các trường dân lập.

- Kết hợp các hình thức đào tạo.

Hiện nay, số lao động nông nghiệp của tỉnh đang chiếm tỷ trọng lớn lại chưa qua đào tạo vì vậy tỉnh cần giao cho Hội nơng dân và các hội nghề nghiệp khác phổ biến thường xuyên và rộng rãi những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân. Xây dựng một số cơ sở sản xuất nơng nghiệp có trình độ kỹ thuật cơng nghệ cao trong các vùng nông nghiệp trong các vùng nông nghiệp trọng điểm nhằm kết hợp khuyến nông, đẩy mạnh phổ biến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Việc đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân cần chú ý cả phương tiện kỹ thuật và kỹ năng quản lý, khơng chỉ chú trọng các loại hình chính qui trên cơ sở phát triển hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, mà đặc biệt quan tâm tới mơ hình đào tạo cộng đồng; đào tạo nghề phi nông nghiệp cho nông dân. Nhà nước cũng cần có chính sách ưu đãi về thuế đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích đối với các doanh nghiệp cử cơng nhân đi đào tạo tại các trường dạy nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w