Nâng cao trách nhiệm của các cấp bộ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 93 - 98)

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.

1- Dân số trung bình 819.600 823.300 826.200 831.000 834.100 2 Số người trong độ tuổ

3.2.5. Nâng cao trách nhiệm của các cấp bộ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong phát triển nguồn nhân lực

tổ chức đoàn thể trong phát triển nguồn nhân lực

Toàn thể hệ thống chính trị cần xác định NNL là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như nước ta nói chung và Hà Nam nói riêng, cần phải lấy NNL làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên NNL.

Trong những năm qua Hà Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Thời gian tới cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong việc đào tạo NNL nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; quán triệt sâu sắc nội dung kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khoá IX) về giáo dục, đào tạo. Đẩy mạnh hơn nữa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII về phát triển giáo dục - đào tạo, đảm bảo cho giáo dục - đào tạo thật sự là “Quốc sách hàng đầu” và thực sự trở thành sự nghiệp của

toàn xã hội; Đồng thời, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong việc chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị tới các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành đồn thể và quần chúng nhân dân làm chuyển biến nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg của Chính phủ.

Để thực hiện được những nội dung chủ yếu trên các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đồn thể đã có những phương thức triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và đào tạo NNL của địa phương trong những năm tới:

- Các địa phương cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xã hội học tập cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình. Xây dựng chiến lược NNL gắn với chiến lược phát triển KT-XH, CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong q trình thực hiện.

- Phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Kịp thời phát hiện, có chính sách cụ thể để bồi dưỡng nhân tài, nhất là tài năng trẻ trên mọi lĩnh vực. Ban hành cơ chế giao cho hội khuyến học các cấp thực hiện nhiệm vụ triển khai phong trào khuyến học, xây dựng mơ hình xã hội học tập ở cơ sở. Có biện pháp tích cực, nội dung cụ thể giúp vùng khó khăn trong việc triển khai xây dựng xã hội học tập.

- Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Ngành y tế có những qui định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, di truyền... trước khi đăng ký giá thú và sinh con. Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc sống nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của con người sinh ra, đảm bảo cho họ có thể lực dồi dào, có trí tuệ minh mẫn. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất bệnh viện đa khoa tỉnh, nâng cao trình độ y, bác sỹ nhằm giảm tải cho tuyến y tế tỉnh; xây

dựng các cơng trình văn hố, thể thao như: Nhà văn hố, sân vận động, nhà tập thể thao, thư viện, các khu vui chơi giải trí...

- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ưu đãi về y tế, giáo dục cho các hộ nghèo, chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có cơng với nước. Đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm theo hướng tạo việc làm tại chỗ, chú trọng công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động.

- Tăng cường việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống xây dựng môi trường văn hố lành mạnh trong từng gia đình, làng xóm, khu phố, trường học. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn

hố” trong đó trọng tâm là xây dựng gia đình văn hố, làng, khu phố văn hoá,

văn nghệ, thể dục thể thao để thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đưa phong trào và từng làng, xóm, cụm dân cư của từng gia đình.

- Tổng kết hàng năm về thực tiễn và lý luận về phát triển và sử dụng NNL, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó xây dựng những chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về NNL, như chính sách về ngân sách đào tạo NNL; chính sách đối với lao động đi làm việc ở nước ngồi; chính sách sử dụng nhân tài...

Các cấp uỷ đảng, chính quyền, ban, ngành, mặt trận và đồn thể qn triệt, tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ đảng viên và nhân dân tập trung thực hiện. Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chương trình hành động về phát triển KT- XH và phát triển NNL trên các lĩnh vực thuộc ngành quản lý đến năm 2020.

Bất kỳ một quốc gia dân tộc nào khi phát triển nền kinh tế đất nước, trước hết cần phải nhận thức đúng đắn khai thác và sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực kinh tế. Tùy theo mỗi quốc gia với điều kiện thực tế KT-XH cụ thể mà có các nguồn lực khác nhau, những lợi thế khác nhau giữa các nguồn lực ấy. Song chỉ có những quốc gia biết kết hợp vận dụng, sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực cơ bản thì mới phát triển được đất nước một cách ổn định và bền vững. Nguồn lực trong nước gồm các nhóm nguồn lực mang tính sản xuất vật chất là lao động, khoa học - công nghệ, vốn, tài ngun thiên nhiên và nhóm nguồn lực mang tính chính trị - xã hội gồm thể chế chính trị, cơ chế chính sách, truyền thống dân tộc, tính cộng đồng, kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh. Sự nghiệp CNH,HĐH ở nước ta cần đến nhiều nguồn lực khác nhau như tài nguyên thiên nhiên, vốn... Các nguồn lực đều có hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có con người là nguồn lực chủ yếu, lâu bền nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại và của dân tộc.

Hiện nay NNL của tỉnh Hà Nam bên cạnh những ưu thế như: Lực lượng lao động dồi dào, tính cần cù, sáng tạo cịn có những hạn chế nhất định, đó là chất lượng NNL chưa cao thể hiện ở lực lượng lao động qua đào tạo còn thấp, kỹ năng lao động, thể lực còn nhiều hạn chế, chưa quen tác phong văn minh công nghiệp, và đặc biệt mất cân đối trong cung cầu NNL chất lượng cao... Những yếu tố trên đang là một thách thức không nhỏ đến sự phát triển KT-XH của tỉnh Hà Nam.

Để phát triển NNL nhằm phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh trong điều kiện hội nhập với cả nước và khu vực, cần nhanh chóng thực hiện hàng loạt các giải pháp về giáo dục và đào tạo, giải pháp về phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng NNL, giải pháp về thu hút NNL bên ngoài tỉnh... Từ những lý luận và thực tiễn kinh nghiệm của các nước đi trước, bài học của các tỉnh bạn, Tác giả đã đề xuất những giải pháp, những kiến nghị để phát triển NNL

tốt nhất với điều kiện thực tiễn của địa phương nhằm phát triển KT-XH tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ có thể trở thành hiện thực khi chúng được thực hiện trên cơ sở nhận thức đúng vị trí của NNL trong thời đại ngày nay trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Luận văn với góc độ nghiên cứu phát triển NNL cho phát triển KT-XH ở tỉnh Hà Nam, đã kế thừa các quan điểm và lý luận của các tác giả đi trước. Tuy nhiên đây là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển trong quá trình đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn thành cuốn luận văn, song chắc chắn vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự góp ý, bổ sung của các thầy cơ trong hội đồng để tiếp tục hoàn thiện luận văn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w