- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.
1- Dân số trung bình 819.600 823.300 826.200 831.000 834.100 2 Số người trong độ tuổ
3.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Thế giới đã bước vào thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ. Ngày nay khoa học - công nghệ được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống của con người. Đặc biệt, ứng dụng tri thức khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế là một hướng đi đúng.
Ở các nước công nghiệp phát triển hiện nay, nền kinh tế phát triển thì vai trị của con người trong ứng dụng tri thức khoa học - cơng nghệ vào q trình sản xuất và đời sống càng thể hiện rõ và chiếm một vị trí quan trọng. Đối với Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong những năm đổi mới vừa qua, song nền kinh tế vẫn còn kém phát triển so với các nước khu vực và thế giới, đồng thời đang gặp phải những thách thức khơng nhỏ: Đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực. Hội nhập nền kinh tế thế giới đang là một xu thế tất yếu của thời đại bên cạnh việc sử dụng năng lực nội sinh, các nước như Việt Nam trong đó có tỉnh Hà Nam khơng có con đường nào khác phải biết vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ và bắt kịp tri thức mới để phát triển kinh tế. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với cả nước và địa phương là phát triển NNL có tri thức, trình độ, tay nghề và phát huy sự sáng tạo và sử dụng hiệu quả NNL cho sự phát triển.
Việc sử dụng không hiệu quả NNL sẽ kéo theo việc sử dụng hạn chế các nguồn lực khác và ảnh hưởng trực tiếp đến tái sản xuất sức lao động, làm biến dạng những thành phần quan trọng nhất của thị trường sức lao động là cung và cầu. Hậu quả là giảm vai trò của cơ chế tự điều tiết, được dựa vào những nguyên tắc giá trị hình thành tỷ lệ việc làm và cấu trúc chuyên môn nghiệp vụ, điều chỉnh và phân bổ lại sức lao động theo lĩnh vực hoạt động, ngành kinh tế, luân chuyển NNL.
Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối của NNL theo trình độ và theo
ngành nghề. Phát triển nhanh các cơ sở dạy nghề trên địa bàn để đào tạo NNL có tay nghề cho phát triển các khu công nghiệp.
Để hướng nghiệp, định nghiệp cho học sinh phổ thông cần cung cấp cho học sinh phổ thông những thông tin về những ngành nghề đào tạo, đặc biệt là những ngành nghề mà thị trường lao động trong tỉnh đang cần để học sinh định hướng sự lựa chọn: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể tiếp tục học lên trung học phổ thơng hoặc có thể theo học nghề ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng nghề; sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, học sinh có thể thi vào các trường đại học, cao đẳng nếu xét thấy đủ điều kiện hoặc thi vào các trường dạy nghề. Đào tạo và sử dụng lao động hiện nay vẫn còn khoảng cách quá lớn. Vấn đề đặt ra là giữa nhà đào tạo, nhà doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc liên kết đào tạo. Từ trước đến nay, đào tạo theo đơn đặt hàng ở Việt Nam vẫn mang tính tự phát chứ chưa được nhân rộng và thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên. Nên chăng phải thiết lập mối quan hệ trách nhiệm với nhau. Doanh nghiệp muốn có nhân lực tốt thì nên chủ động đặt hàng với nhà đào tạo, cùng với nhà trường đầu tư cho đào tạo thì mới giải quyết được bài tốn thiếu hụt nhân lực. Hiện nay rất cần một tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm cầu nối để giúp nhà đào tạo và nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động trên cơ sở đó đẩy mạnh hơn nữa liên kết đào tạo, có như vậy khoảng cách đào tạo – sử dụng lao động mới có thể được rút ngắn.
Đảng và Nhà nước và địa phương cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn đối với việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến. Phân biệt rành mạch giữa tài thật và tài giả, giữa những kẻ cơ hội và những người chân chính trong các cơ quan cơng quyền.
Xây dựng một tổ chức có các chức năng điều phối chung để triển khai các vấn đề về dự báo, hoạch định kế hoạch đào tạo phát triển và sử dụng NNL một cách đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu kịp thời của xã hội và các thành phần kinh tế trong thời gian tới.