Điều kiện kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 34)

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.

1.2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hộ

Tác động của các điều kiện KT-XH tới phát triển NNL thể hiện trên nhiều phương diện:

Một là, tốc độ và mật độ dân số.

ĐBSH là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa, vùng tập trung dân cư đông nhất của cả nước. Số liệu thống kê năm 2009: diện tích 21.063,1km2, dân số 19.625.000 người, mật độ dân số trung bình trong vùng là 932 người/km2, gấp hơn ba lần mật độ dân số của cả nước (260người/km2), gấp 2,3 lần mật độ dân số đồng bằng sông Cửu Long (425 người/km2), 7,6 lần so với miền núi, trung du phía Bắc, 17,4 lần so với Tây Nguyên [38]. Thông qua giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, bảo vệ sức khỏe, nhìn chung trình độ học vấn của lực lượng lao động của vùng ngày càng cao. Đây là lợi thế quan trọng của vùng vì nó có thể cung cấp cho xã hội nguồn lao động dồi dào, thị trương tiêu thụ nông, công nghiệp và dịch vụ lớn, điều kiện cần thiết cho phát triển KT-XH.Nhiều năm qua tốc độ tăng dân số không phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế đã tạo ra sức ép dân số quá lớn cho phát triển KT-XH. Dân số đã làm cho chi phí chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng giáo dục NNL giảm.

Hai là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Trình độ phát triển KT-XH là cơ sở đặc biệt quan trọng đối với sự vận động và phát triển của NNL. Vùng có thế mạnh về kinh tế: nơng nghiệp tuy chỉ chiếm có 8,52 % diện tích đất canh tác trong cả nước, nhưng diện tích trồng cây lương thực đứng thứ hai đạt 1.251,7 nghìn ha, sản lượng lương thực đạt 7.204,1 nghìn tấn; cơng nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước ta, địa bàn tập trung nhiều ngành cơng nghiệp của Bắc bộ và cả nước. ĐBSH có cơ cấu cơng nghiệp tương đối phát triẻn. Trong tổng số 36 sản phẩm cơng nghiệp của cả nước thì ĐBSH chỉ có 18 sản phẩm được sản xuất tập trung ở trong vùng; ĐBSH là trung tâm dịch vụ lớn của cả nước. Tỷ trong GDP năm 2008 của công nghiệp, nông - lâm nghiệp và thủy sản vùng chiếm 24,16% của cả nước [38]. Các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viẽn thơng, thương mại du lịch, chuyển giao cơng nghệ, giao thơng... đều có điều kiện phát triển.

Những thuận lợi, khó khăn về KT-XH một mặt địi hỏi phải phát triển NNL với tư cách là yếu tố của sự phát triển, mặt khác đã và đang gây khơng ít cản trở cho cơng tác phát triển NNL, địi hỏi Nhà nước, địa phương phải quan tâm hơn tới lĩnh vực này.

Ba là, trình độ phát triển giáo dục và đào tạo.

Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, giáo dục đã phát triển với tốc độ nhanh. Hệ thống trường lớp hình thành rộng khắp, đảm bảo nhu cầu học tập. ĐBSH có số trường lớp tiểu học là 46.450 lớp, trung học cơ sở 32.644 lớp, trung học phổ thông 16.087 lớp, tổng số gồm 95.181 lớp, bằng 19,59% số lớp học của cả nước, nhiều nhất so với các vùng khác trong cả nước. Trên 90% số xã phường, thị trấn có trường kiên cố, 100% số xã, phường, cơ quan, xí nghiệp có trạm y tế. Song, sự phân bố lực lượng lao động không đều giữa các địa phương, thể hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhất là ở cấp trung học chuyên nghiệp, đại học và trên đại học. Trong vùng ĐBSH, thống kê ngày 1/4/2009 của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân

số 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết là 97,1%, dân số chưa học xong tiểu học 14,0%, dân số tốt nghiệp tiểu học 17,2%, dân số tốt nghiệp trung học cơ sở 31,2%, dân số tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên 35,4%. Lao động có trình độ đại học và trên đại học chủ yếu tập trung ở Hà Nội là 213.076 người chiếm 56,13%. Năm 2009, tỷ trọng dân số trong vùng có trình độ chun mơn kỹ thuật bằng 19,4% của cả nước. Mặt khác, cũng như các địa bàn khác trong cả nước, qui mơ lao động có trình độ chun môn kỹ thuật ở khu vực thành thị lớn hơn hẳn ở nơng thơn. Đây là khó khăn lớn cho sự phát triển KT-XH ở nông thôn. Việc phát triển NNL ở vùng ĐBSH vừa có điều kiện thuận lợi là nguồn lao động trẻ dồi dào, vừa đứng trước hai khó khăn là quá thừa và chất lượng lao động không cao đặc biệt là ở các vùng nơng thơn.

Những khó khăn hạn chế trong cơng tác giáo dục đào tạo kể trên đã và đang ảnh hưởng lớn tới chất lượng NNL vùng ĐBSH.

Bốn là, truyền thống văn hóa dân tộc.

Vùng ĐBSH là nơi tâp trung dân đông nhất của cả nước. Cư dân có trình độ học vấn. ĐBSH cịn là cái nơi của dân tộc Việt Nam, nơi phát sinh ra nền văn minh sông Hồng, là cội nguồn văn minh lúa nước trên đất nước ta. Vùng có lịch sử phát triển văn hóa lâu đời, là chuẩn mực cho văn hóa Việt Nam, tiêu biểu cho cách ứng xử, cách sống của dân tộc Việt. Cấu trúc làng xã vùng là mơ hình tiêu biểu cho xã hội Việt Nam trong tổ chức sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Tục thờ cúng cha mẹ, tổ tiên, thờ thần hồng, thờ các ơng tổ nghiệp...cách dạy con cái theo nếp gia phong ở Việt Nam có nguồn gốc từ vùng ĐBSH. Nhân dân ĐBSH có truyền thống cần cù, chịu khó, tiết kiệm. Họ có kinh nghiệm và kỹ thuật thâm canh tăng vụ, khả năng thích ứng với cơ chế thị trường. Truyền thống văn hố có tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển NNL như chủ nghĩa yêu nước có nguồn gốc sâu xa từ ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc thể hiện ý chí và hành động của con người trước sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, là sự phát triển

phồn vinh của dân tộc, trong đó có quyền lợi của chính mọi thành viên, từ đó kích thích lao động tích cực, sáng tạo, tạo thuận lợi hình thành đội ngũ lao động chất lượng cao; truyền thống dân chủ làng xã tạo thuận lợi cho tính cố kết cộng đồng là điều kiện đảm bảo ổn định trong chính trị cho thu hút đầu tư; truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ. Để phát huy, làm giàu nền văn minh bản địa, ĐBSH còn là nơi hội tụ của nền văn minh nhiều dân tộc trong và ngoài vùng, nơi tiếp thu của nền văn minh thế giới. Đây là thế mạnh nổi bật chi phối rất lớn đến việc phát triển NNL.

Năm là, chính sách của Nhà nước.

Trong điều kiện tự nhiên và tình hình KT-XH đang có tác động cả tiêu cực và tích cực tới phát triển NNL ĐBSH, các chính sách vĩ mơ của Nhà nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với nâng cao chất lượng NNL, đặc biệt là các chính sách KT-XH như:

- Chính sách phát triển dân số: Bao gồm các chính sách về truyền thơng dân số, các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là các chương trình truyền thơng dân số ở các khu vực nơng thơn... Các chính sách kiểm sốt dân số và kế hoạch hóa gia đình đã góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số và mức sinh, làm chậm lại tốc độ tăng nguồn lao động.

- Chính sách phát triển trí lực và kỹ năng của NNL thơng qua đầu tư phát triển giáo dục cơ bản đã tạo ra nền móng ban đầu, những tiền đề cần thiết cho phát triển NNL. Các chính sách phát triển đào tạo NNL như chính sách về quy mơ đào tạo, chính sách về cơ cấu đào tạo, chính sách tài chính trong phát triển đào tạo NNL (bao gồm cả giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề, và trong sản xuất...) có tác động quyết định đến chất lượng, trình độ NNL vùng ĐBSH.

- Chính sách bảo vệ và tăng cường thể lực góp phần phát triển NNL có

thể lực tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển tồn diện con người và thực hiện cơng cuộc CNH, HĐH.

- Các chính sách thu hút và sử dụng NNL có tác động trực tiếp đến q trình quản lý NNL, bao gồm chính sách về việc làm như chính sách đa dạng hóa việc làm, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm, chính sách về cơ cấu việc làm; chính sách về thị trường lao động; chính sách khuyến khích tài năng… có vai trị khơng những tạo thuận lợi cho quá trình giữ và phát triển nhân tài, mà cịn có tác động thu hút NNL chất lượng cao.

- Chính sách về tiền lương, các điều kiện về lao động, luân chuyển lao động, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp có vai trị tạo mơi trường pháp lý để xử lý các mối quan hệ lao động xã hội, góp phần thúc đẩy NNL ngày một phát triển.

Việc thực hiện các chính sách kể trên là nguyên nhân chủ yếu của các thành tựu về phát triển NNL nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, do nhiều ngun nhân, các chính sách đó chưa được thực hiện một cách đẩy đủ, do đó chưa phát huy hết tác dụng thúc đẩy sự phát triển của NNL.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w