Tác động của nguồn nhân lực tới phát triển kinh tế Hà Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 61)

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.

1- Dân số trung bình 819.600 823.300 826.200 831.000 834.100 2 Số người trong độ tuổ

2.2.3. Tác động của nguồn nhân lực tới phát triển kinh tế Hà Nam

Sự phát triển của NNL đã trở thành nhân tố có tác động tích cực nhất định tới phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam trong thời gian những năm gần đây:

Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tăng trưởng

kinh tế hàng năm của tỉnh duy trì được mức khá cao, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt mức 8%; Năm 2006: 11,4%; năm 2007: 12,2%; năm 2008: 14,3% [7].

Thứ hai, thúc đẩy phát triển từng ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế. Nhờ nâng cao chất lượng NNL, sản xuất nông, lâm, nghiệp đã từng bước tập trung vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các loại cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao; sản lượng lương thực năm 2008 đạt trên 45,6 vạn tấn, tăng 4,8 vạn tấn so với năm 2000, hình thành và ổn định các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phát triển chăn ni đàn trâu, bị lợn, gia cầm tăng bình qn 6% - 6,5%. Trong lâm nghiệp đã hồn thành điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, tăng cường công tác khoanh nuôi, tái sinh bảo vệ rừng; trồng rừng mới, độ che phủ của rừng đến hết năm 2007 đạt 60,5% [7].

Sự phát triển của NNL công nghiệp và dịch vụ đã góp phần tăng thu hút đầu tư phát triển cơng nghiệp và từng bước phát triển các ngành dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã bước đầu phát huy được tiềm năng lợi thế của tỉnh: Tốc độ tăng trưởng GDP của công nghiệp và xây dựng đạt 19,2% năm 2005 và 22,3% năm 2008. Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành dịch vụ đạt mức 9,8% năm 2005; 11,4% năm 2008 [7].

Sự phát triển tương đối nhanh của các ngành cơng nghiệp đã bước đầu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH: tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của tỉnh giảm từ 39.4% năm 2000 xuống cịn 28,3% năm 2008; cơng nghiệp tăng từ 28,8% lên 43,6%; Dịch vụ từ 31,8% xuống 28,1%. Trong năm 2008 GDP của nông nghiệp tăng 3,7% so với năm 2007; công nghiệp và xây dựng tăng 22,3%; dịch vụ tăng 11,4% [7].

Thứ ba, tác động tới phát triển kinh tế theo vùng.

Trên địa bàn tồn tỉnh đã có thay đổi, trong sản xuất nơng nghiệp từng bước cơ giới hố, phát triển dịch vụ nơng nghiệp, ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học và chế biến bảo quản sản phẩm. Bên cạnh đó phát triển xen kẽ tiểu thủ công nghiệp ở huyện Kim Bảng, Thanh Liêm (như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, ngành nghề truyền thống...) đơ thị, dịch vụ, du lịch đã có

những điểm du lịch tư nhân được đầu tư đưa vào khai thác, thương mại vận tải, xây dựng và các ngành nghề làm cho KT-XH phát triển khá sôi động.

Thứ tư, tác động tới hoạt động kinh tế đối ngoại:

- Thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong 10 năm (1988 - 2008) tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 55 dự án, trong đó có 10 dự án FDI, số vốn đăng ký mới trên 226 triệu USD. Đến hết năm 2008, tỉnh Hà Nam có 35 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn thực hiện 88,2 triệu USD, sử dụng 3.862 lao động [1].

- Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Nhờ phát triển NNL sản xuất hàng xuất khẩu và nhập khẩu máy móc thiết bị từng bước được mở rộng. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 104,5 triệu USD, năm 2007: 194,1 triệu USD; năm 2008: 188,3 triệu USD [1].

- Công tác xuất khẩu lao động đạt được những kết quả nhất định: năm 2006 có 2.037 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài năm 2007: 1.506 người; năm 2008: 1.616 người [1].

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w