KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 50)

SỰ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

Tố tụng nói chung là q trình giải quyết vụ án. Nếu như tố tụng dân sự hướng vào việc giải quyết vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp giữa các công dân với nhau, hoặc giữa công dân với tổ chức thì tố tụng hình sự hướng vào việc giải quyết vụ án hình sự liên quan đến tranh chấp giữa Nhà nước (với tư cách là đại diện cho Nhân dân bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân) và công dân ) với tư cách là người bị nghi thực hiện tội phạm được quy định trong Luật Hình sự). Do vậy, tố tụng hình sự chỉ phát sinh khi có sự gây nên thiệt hại, hoặc đe doạ gây nên thiệt hại ở một chừng mực nhất định cho quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ đến mức phải xử lý về hình sự đối với người có hành vi bị coi là tội phạm để bảo vệ và duy trì trật tự xã hội. Do tố tụng hình sự cũng là giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và người phạm tội mà giống như các hình thức tố tụng khác, nó phải được tiến hành độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Mọi sự can thiệp để làm mất đi tính độc lập hoặc khơng tn theo pháp luật đều gây cho hoạt động tố tụng hình sự bị sai lệch khi đưa ra các quyết định tố tụng. Hậu quả của sự can thiệp này không chỉ gây bất bình trong xã hội mà cịn khơng đạt được mục tiêu của tố tụng hình sự nhằm duy trì trật tự xã hội, thậm chí cịn có tác động đến sự tồn tại của thể chế Nhà nước. Do vậy không phải ngẫu nhiên từ xa xưa, con người đã nghĩ đến biểu tượng của quan tồ trong hoạt động tố tụng nói chung, trong đó có tố tụng hình sự như là: nữ thần bịt mắt bằng băng vải đen, một tay cầm kiếm, một tay

cầm cán cân công lý, thể hiện sự kết hợp giữa sức mạnh và quyền lực của pháp luật. Trật tự pháp luật mà nữ thần bảo vệ là bắt buộc, bình đẳng với tất cả mọi người. Biểu tượng nữ thần xét xử là biểu tượng về Tồ án cơng bằng và về một chế độ Nhà nước cơng bằng nói chung. Độc lập và chỉ tuân theo

pháp luật trong tố tụng hình sự chiếm vị trí rất quan trọng khơng chỉ có ý nghĩa xử lý cơng bằng vụ án hình sự mà cịn tạo dựng lịng tin của Nhân dân vào Nhà nước, chế độ, trong đó có niềm tin vào cơng lý, công bằng của các cơ quan tư pháp trong bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Do những đặc điểm về lịch sử, văn hoá, truyền thống lập pháp, văn hoá pháp lý, quan niệm đạo đức và cả hệ thống pháp luật hiện có về tố tụng hình sự của mỗi quốc gia khác nhau mà trên Thế giới đang tồn tại một số mơ hình tố tụng hình sự khơng giống nhau. Trong nhiều sách báo pháp lý thời gian gần đây đề cập nhiều đến mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn, mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng, hoặc mơ hình tố tụng hỗn hợp cả yếu tố thẩm vấn hình sự tranh tụng hoặc mơ hình tố tụng hỗn hợp cả yếu tố thẩm vấn và tranh tụng. Nói chung bất kỳ mơ hình tố tụng nào cũng hướng tới mục tiêu chung là tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự đã xảy ra nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội. Chỉ có điều mỗi mơ hình tố tụng hình sự có sự khác nhau về phương pháp tìm ra sự thật khách quan đó. Đây được coi là yếu tố chung nhất để phân biệt giữa các mơ hình tố tụng hình sự.

Những yếu tố cụ thể phân biệt sự khác nhau giữa các mơ hình tố tụng hình sự dựa vào sự quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tố tụng khi thực hiện các hành vi tố tụng liên quan đến quá trình giải quyết vụ án hình sự. Ví dụ, quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự tại phiên tồ. Nếu tại phiên tồ xét xử, vai trị Thẩm phán là người điều hành,

quyết định toàn bộ diễn biến phiên toà từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc thì đó là tố tụng hình sự thẩm vấn. Nếu tại phiên tồ xét xử, Thẩm phán với vai trị là người trọng tài, diễn biến phiên tồ phụ thuộc vào những người tham gia tố tụng (người bị hại, Công tố viên, Bị cáo, Luật sư bào chữa, v.v.) thì đó là hình thức tố tụng tranh tụng.

Có nhiều yếu tố khác nhau để xác định một mơ hình tố tụng hình sự căn cứ vào quy định của pháp luật tố tụng hình sự về phương pháp thu thập và sử dụng chứng cứ, về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tố tụng hình sự; về việc phân chia giai đoạn tố tụng trong đó xác định giai đoạn nào là quan trọng nhất, có tính quyết định đến tồn bộ q trình giải quyết vụ án hình sự, v.v. Về phương pháp thu thập và sử dụng chứng cứ, đối với tố tụng hình sự thẩm vấn, việc thu thập và sử dụng chứng cứ được giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng ở các giai đoạn tố tụng. Cơ quan Công tố chịu trách nhiệm thu thập chứng cứ trong giai đoạn trước khi xét xử để buộc tội người phạm tội. Trong hình thức tố tụng này, việc sử dụng hồ sơ vụ án với các chứng cứ viết để xét xử là đặc trưng cơ bản. Những tài liệu có trong hồ sơ đều là chứng cứ quan trọng, làm cơ sở cho Toà án xét xử. Toà án sử dụng chứng cứ của cơ quan Công tố đã thu thập được và tiếp tục thu thập chứng cứ ngay tại phiên tồ để tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự. Ngược lại, đối với tố tụng hình sự tranh tụng, việc thu thập và sử dụng chứng cứ được giao cho khơng chỉ cơ quan buộc tội, mà cịn bên bị buộc tội. Bên buộc tội (đại diện cơ quan Công tố) và bên bị buộc tội là Bị cáo, và Luật sư bào chữa có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong thu thập chứng cứ và sử dụng chứng cứ bằng cách trực tiếp đưa ra trong q trình tranh tụng tại phiên tồ, những tài liệu có thể được coi là chứng cứ của vụ án đều phải được các bên trình bày cơng khai tại phiên tồ xét xử. Thẩm phán giữ vai trị là người trọng tài cho việc tranh tụng và chỉ kiểm tra tính hợp pháp của các chứng cứ được các bên

đưa ra tại phiên toà. Để giúp cho Thẩm phán đưa ra quyết định hình phạt, Hội đồng Bồi thẩm (khoảng 12 người), mặc dù không tham gia vào quá trình tranh tụng, nhưng họ có quyền biểu quyết xác định bị cáo có tội hay khơng có tội sau khi đã nghe các bên đưa ra chứng cứ tranh tụng trực tiếp tại phiên toà. Trong trường hợp Bồi thẩm đoàn biểu quyết xác định bị cáo có tội, Thẩm phán quyết định loại và mức hình phạt được áp dụng hoặc ra các quyết định khác có liên quan đến q trình giải quyết vụ án hình sự.

Hoặc về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng. Đối với tố tụng hình sự thẩm vấn, cơ quan cơng tố, xét xử có quyền hạn rất lớn và ln có sự phối hợp với nhau, bổ sung cho nhau trong tồn bộ q trình tố tụng, thậm chí thống nhất với nhau cách xử lý ở những vụ án phức tạp hoặc cho rằng nhạy cảm. Cơ quan Cơng tố, trong đó có cơ quan điều tra, có tồn quyền quyết định các hoạt động điều tra, quyết định việc bắt, tạm giam, tạm giữ, quyết định việc khởi tố, truy tố người phạm tội ra trước Tồ án. Cơ quan Tồ án có tồn quyền xét xử. Thẩm phán Toà án sử dụng chứng cứ viết trong hồ sơ vụ án để xét xử và giữ vai trị chủ toạ phiên tồ, qn xuyến và điều hành mọi diễn biến phiên toà. Mọi hành vi của những người tham gia tố tụng khác, kể cả Luật sư bào chữa đều chịu sự điều khiển của Thẩm phán. Nói cách khác, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn ở thế chủ động trong tồn bộ q trình giải quyết vụ án hình sự. Trong khi đó vai trị của Luật sư bào chữa, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đều phải phụ thuộc, bị động và luôn bị chi phối bởi cơ quan điều tra, truy tố, xét xử. Ngược lại đối với tố tụng hình sự tranh tụng, các chủ thể tố tụng, mà trực tiếp là Công tố viên và Luật sư bào chữa cho bị cáo, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong toàn bộ quá trình tố tụng. Thông qua quá trình tranh tụng (bằng miệng) tại phiên tồ, các bên có quyền khẳng định hoặc bác bỏ lời khai của nhân chứng; thẩm định cơng khai về tính trung thực của người làm chứng;

phát hiện những sai sót của việc buộc tội hoặc gỡ tội. Trong khi Công tố viên cố gắng chứng minh mức độ phạm tội của bị cáo, thì Luật sư bào chữa cho bị cáo tìm mọi cách trong khn khổ luật định, tranh luận, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc phạm tội, nhưng có nhiều t ình tiết giảm nhẹ. Mỗi bên có quyền đặt câu hỏi trực tiếp cho bên kia và mỗi bên có quyền ngắt lời bên kia, phản đối lại ý kiến mà các bên đưa ra, v.v.

Tố tụng hình sự thẩm vấn thường được chia thành các giai đoạn tố tụng

từ điều tra, truy tố đến xét xử vụ án, trong đó giai đoạn điều tra thu thập chứng cứ và thiết lập hồ sơ vụ án hình sự là quan trọng nhất có tính chất quyết định đến tồn bộ q trình giải quyết vụ án. Giai đoạn truy tố và xét xử phụ thuộc vào những kết quả đạt được của giai đoạn điều tra. Ngược lại tố tụng hình sự tranh tụng lại đặc biệt quan tâm và cho rằng, giai đoạn xét xử tại phiên toà là quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến q trình giải quyết vụ án và bảo đảm sự cơng bằng cho bị cáo bị đưa ra xét xử.

Nói chung cho đến nay chưa có mơ hình tố tụng hình sự nào (tranh tụng, thẩm vấn) được coi là tối ưu. Mỗi mơ hình tố tụng hình sự đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Ví dụ, ưu điểm cơ bản của tố tụng hình sự thẩm vấn là tạo thế chủ động cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm xác định tương đối chính xác tội phạm đã thực tế xảy ra, góp phần quan trọng trong bảo vệ và giữ gìn trật tự xã hội. Thế nhưng, mơ hình tố tụng này lại có nhược điểm là các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền hạn quá lớn nên có can thiệp của Nhà nước vào quá trình tố tụng, làm cho tố tụng hình sự khơng cơng bằng và mang nặng tính hình thức, áp đặt ngay cả ở các giai đoạn tố tụng, kể cả xét xử. Trong khi đó, chủ thể tố tụng khác (Bị cáo, Luật sư bào chữa) khó có cơ hội bày tỏ chứng cứ chứng minh về hành vi phạm tội đã thực hiện. Do vậy, khi bản án được đưa ra, khơng ít những quyết định trong bản án thường bị coi là thiên vị, không khách

quan, không công bằng, không tâm phục, khẩu phục. Ngược lại, ưu điểm cơ bản của tố tụng hình sự tranh tụng là thể hiện được tính dân chủ, cơng khai, minh bạch của quá trình tố tụng, nhất là tại phiên tồ xét xử; vai trị của bị cáo, luật sư bào chữa và những người tham gia tố tụng cảm thấy rõ các quyền cơ bản con người được đề cao bằng việc tự mình chứng minh những gì mình cho là đúng và quan trọng nhất là, khi họ khơng chứng minh được mình đúng thì họ vẫn khơng cảm thấy có sự thiên vị và cho rằng, đó là khách quan và họ chấp nhận theo phán quyết của Toà án. Thế nhưng, nhược điểm của hình thức tố tụng này thể hiện, mỗi bên tranh tụng luôn bị sức ép phản đối từ bên đối kháng và đều luôn ở thế bị động, phải liên tục đối phó với sự phản bác của bên kia bằng việc trình bày trực tiếp tại phiên tồ. Do vậy, những người nắm bắt rất vững các quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến chứng cứ, chứng minh và q trình chứng minh. Đã có những nhận xét rất đúng rằng, bên thắng trong tranh tụng chưa hẳn là bên đúng những gì xảy ra trong thực tế mà chỉ là bên thắng trong tranh tụng vì đã chứng minh được trước Tồ là mình đúng tại phiên tồ. Nhưng điều đó là quan trọng thể hiện sự cơng khai, cơng bằng trong tố tụng hình sự.

Như vậy, mỗi mơ hình tố tụng đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Sở dĩ có sự khác biệt này là do nhận thức và quá trình xây dựng hệ thống pháp luật trong một quá trình dài của lịch sử và hiện tại của mỗi dân tộc, quốc gia. Mặt khác, xã hội càng phát triển thì con người trong xã hội càng nhận thức được tầm quan trọng của tố tụng hình sự, khơng chỉ nhằm bảo đảm không để lọt tội phạm trong thực tế, mà cịn phải từng bước bảo đảm sự cơng bằng, cơng khai, minh bạch của hoạt động tố tụng hình sự. Do vậy, để khắc phục những nhược điểm của mơ hình tố tụng hình sự, nhiều nước, nhất là những nước có mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn, đều nghiên cứu vận dụng việc mở rộng vai trò của Luật sư bào chữa ngay từ giai đoạn

đầu tiên của quá trình tố tụng; mở rộng quyền của những người tham gia tố tụng, nhất là bị can, bị cáo; tạo điều kiện cho bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tranh tụng bình đẳng tại phiên tồ, v.v. Sự khắc phục những nhược điểm và học tập những ưu điểm của nhau trong mỗi mơ hình tố tụng hình sự để xây dựng mơ hình tố tụng hình sự đan xen được gọi là mơ hình tố tụng hình sự hỗn hợp.

Ở Việt Nam từ 1992 đến nay vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự đã từng bước được nhận thức và thể hiện trong Luật Tố tụng hình sự và phiên tồ xét xử hình sự. Tuy nhiên, việc nhận thức và thể hiện nguyên tắc tranh tụng chưa toàn diện, mới chỉ là vận dụng một số khía cạnh, nội dung của mơ hình tố tụng tranh tụng thể hiện trên những điểm cơ bản dưới đây:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w